Báo Thanh Niên,

'70 năm nghĩa nặng tình sâu'

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 16:51:51 02/10/2024 theo đường link https://thanhnien.vn/70-nam-nghia-nang-tinh-sau-185241002154032784.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
"Những tình cảm của đồng bào miền Bắc, trong đó có đồng bào tỉnh Thanh Hóa với đồng bào miền Nam là biểu tượng về nghĩa tình đồng bào, sự đùm bọc lẫn nhau, sẵn sàng chia sẻ mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh cùng nhau". Đó là lời khẳng định của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa tại hội thảo khoa học "Thanh Hóa với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc - 70 năm sâu nặng nghĩa tình", tổ chức ngày 2.10 tại Thanh Hóa.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tại hội thảo
ẢNH: PHÚC NGƯ
Dự hội thảo còn có đại diện Ban liên lạc học sinh miền Nam; đại biểu các tỉnh Đồng Tháp, Cà Mau Bình Định , Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM, và lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa.
Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa, cho rằng việc tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thảo có ý nghĩa quan trọng trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc.
"Trong cuộc chuyển quân lịch sử đó, tỉnh Thanh Hóa được T.Ư Đảng lựa chọn là nơi đón tiếp, chăm sóc, nuôi dưỡng đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam. Khi đó, tỉnh Thanh Hóa đã khắc phục mọi khó khăn, tổ chức đón tiếp, tạo mọi điều kiện tốt nhất về nơi ăn, chốn ở, nuôi dưỡng đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam chu đáo và an toàn.
Tình cảm thân thiết của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa là nguồn sức mạnh cổ vũ, động viên những cán bộ, chiến sĩ, học sinh, các gia đình miền Nam tập kết ra Bắc nỗ lực vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống , tích cực học tập, lao động , sản xuất và chiến đấu, góp phần quan trọng để thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc", Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh.
Biểu tượng con tàu tập kết đang được hoàn thiện tại TP.Sầm Sơn
ẢNH: MINH HẢI
Từ ngày 25.9.1954 đến ngày 1.5.1955, tỉnh Thanh Hóa đã đón tiếp 7 đợt với tổng cộng 1.869 thương bệnh binh; 47.346 cán bộ; 5.922 học sinh; và 1.443 gia đình cán bộ tập kết ra Bắc. Tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo thành lập và tổ chức 12 điểm đón tiếp; một trạm cấp cứu tại Sầm Sơn; 2 trạm y tế đặt ở 2 xã Hoằng Quang và Hoằng Lộc (Hoằng Hóa), xây bệnh xá ở xã Thiệu Đô (Thiệu Hóa) để kiểm tra sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam.
Ông Nghĩa cũng cho rằng dù 70 năm đã trôi qua nhưng tình cảm và trách nhiệm của nhân dân miền Bắc, trong đó có nhân dân tỉnh Thanh Hóa đối với cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và các thế hệ học sinh miền Nam tập kết ra Bắc mãi mãi khắc ghi trong lịch sử dân tộc ta, khẳng định chân lý "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một"; và là biểu tượng sinh động về nghĩa tình đồng bào, đồng chí yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, sẵn sàng chia sẻ mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh; là bài học kinh nghiệm quý báu về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Dự hội thảo còn có đại diện Ban liên lạc học sinh miền Nam; đại biểu các tỉnh Đồng Tháp, Cà Mau, Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM, và lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa
ẢNH: PHÚC NGƯ
Tại hội thảo, ông Trịnh Tuấn Sinh, Phó bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa nhắc lại thời điểm lịch sử khi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đón đồng bào miền Nam, là đón tiếp bằng cả tình cảm, trách nhiệm để làm sao chu đáo nhất, thân tình nhất, dù hoàn cảnh khi đó còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Theo ông Sinh, ngay khi vừa đặt chân đến Sầm Sơn, đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam đã được Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa tiếp đón bằng tất cả sự chân thành, yêu thương và tình cảm ruột thịt.
Bằng tình cảm chân tình đó, đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết, đã coi Thanh Hóa, coi miền Bắc là quê hương thứ hai của mình, ra sức học tập, lao động, sản xuất, công tác, đóng góp nhiều thành tích vào sự nghiệp thống nhất đất nước; nhiều học sinh miền Nam tập kết ra Bắc đã trở thành những " hạt giống đỏ ", sau này trở thành những cán bộ cốt cán, lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, nhiều người trở thành các tướng lĩnh quân đội, công an, trở thành nhà giáo, y bác sỹ, nhà khoa học, nghệ sĩ, doanh nhân thành đạt...
Sao chép thành công