Nội dung liên quan Thị trấn Vĩnh Bình, Huyện Gò Công Tây, Tỉnh Tiền Giang, Tin Trong Nước
Báo Thanh Niên,
'Gian hàng 0 đồng' của cô gái miền Tây thiện lành
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
16:01:19 06/10/2024
theo đường link
https://thanhnien.vn/gian-hang-0-dong-cua-co-gai-mien-tay-thien-lanh-185241002164015869.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
TP.HCM Ở một góc nhỏ yên bình của huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang , có một cô gái trẻ đầy lòng nhân hậu đang lặng lẽ gieo những hạt giống yêu thương qua 'Gian hàng 0 đồng' - bất cứ ai ghé qua đều cảm nhận được tình người và hơi ấm từ sự sẻ chia. Đó chính là gian hàng do chị Huỳnh Như sáng lập với một trái tim đầy nhiệt huyết và khát khao mang lại điều tốt đẹp cho cộng đồng. Gian hàng 0 đồng tại 399 Trần Quốc Toản, KP2, Vĩnh Bình, Gò Công Tây, Tiền Giang ẢNH: TGCC Hành trình gieo mầm yêu thương Chị Huỳnh Như đã bắt đầu hành trình thiện nguyện của mình từ năm 2011, với những chuyến thăm hỏi, giao lưu cùng người khuyết tật nhân Tết Trung thu và Tết Nguyên Đán được tổ chức hằng năm. Những hoạt động này không chỉ là dịp để chị trao tặng quà, mà còn là cơ hội để chị kết nối, lắng nghe và chia sẻ với những mảnh đời kém may mắn. Những ánh mắt rạng rỡ, những nụ cười ấm áp từ những người được chị giúp đỡ đã trở thành động lực trên con đường thiện nguyện của chị. Chị Huỳnh Như (trái) tại Phiên chợ 0 đồng ở Chùa Linh Sơn (Vĩnh Bình, Gò Công Tây) ẢNH: TGCC Không dừng lại ở đó, chị Như luôn mong muốn làm nhiều hơn cho cộng đồng, và từ đó, Gian hàng 0 đồng tại Gò Công Tây ra đời - một ý tưởng nhỏ nhưng mang một ý nghĩa lớn. Gian hàng 0 đồng: Ngôi nhà của lòng nhân ái Ngày 4.2.2024, Gian hàng 0 đồng chính thức ra đời tại 399 Trần Quốc Toản, KP2, Vĩnh Bình, Gò Công Tây, Tiền Giang, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong cuộc đời chị Như. Đây là nơi mà bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính hay hoàn cảnh, đều có thể đến và nhận những vật dụng cần thiết mà không cần phải trả khoản chi phí nào. Từ những bộ quần áo cũ nhưng vẫn còn tốt, những quyển sách hay cho đến những vật dụng sinh hoạt hằng ngày, tất cả đều được xếp gọn gàng, ngăn nắp để chờ những người cần đến mang về. Mỗi món đồ ở đây đều mang trong mình một câu chuyện, một tấm lòng… Với những đối tượng đặc biệt như người già neo đơn, những người khuyết tật không thể đến gian hàng, chị và các bạn sẽ đến thăm và trao quà tận nhà vào các dịp đặc biệt. Niềm vui của chị chính là nhìn thấy từng món quà được trao đi. Về cơ duyên mở Gian hàng 0 đồng, chị Huỳnh Như kể lại rằng, ý tưởng này xuất phát từ một lần chị tham gia nhóm "Cho - nhận miễn phí" ở chung cư nơi chị sinh sống. Chị được tiếp xúc với một gian hàng tương tự và ấn tượng sâu sắc với mô hình này. Đúng lúc đó, một người bạn thân đã gửi cho chị hình ảnh Gian hàng 0 đồng ở Q.9 (TP.HCM) và khuyến khích chị mở một gian ở quê nhà. Những lời động viên ấy như tiếp thêm động lực, thôi thúc chị biến ý tưởng thành hiện thực. Nhờ sự hỗ trợ nhiệt tình của bạn bè, chỉ trong vòng một tuần, chị đã kịp hoàn thiện gian hàng và kịp mở cửa trước Tết Nguyên Đán, trao tặng 17 phần quà hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn và người già neo đơn. Chị Huỳnh Như (giữa) tại CLB Hướng nghiệp Khuyết tật trẻ Ảnh: TGCC Những khó khăn đầu tiên và động lực vượt qua Tuy nhiên, việc duy trì Gian hàng 0 đồng những ngày đầu tiên không hề dễ dàng. Do chị Như sinh sống và làm việc tại Sài Gòn nên chỉ có thể mở cửa gian hàng một lần mỗi tháng. Điều này gây ra nhiều bất tiện cho cả chị và người cho – người nhận. Mỗi lần mở cửa, chị phải liên tục thông báo cho mọi người, sắp xếp và dọn dẹp gian hàng. Nhưng sau đó, với sự hỗ trợ của mẹ, từ lễ Phật đản 2024, Gian hàng 0 đồng đã được mở cửa hàng ngày. Nhờ đó, người dân địa phương có thể dễ dàng tiếp cận gian hàng hơn mà chị cũng đỡ vất vả trong việc quản lý. Từ ngày gian hàng mở ra, chị cảm nhận được là nó đã góp phần tạo nên một văn hóa "cho – tặng" đẹp trong cộng đồng. Người dân địa phương giờ đây không chỉ đến nhận đồ mà còn sẵn sàng mang những món đồ không còn dùng đến để tặng lại cho gian hàng. Các bạn tình nguyện viên cũng tìm đến, giúp chị sắp xếp đồ đạc và chuyển quà đến những nơi khó khăn hơn. Tất cả những điều này đã trở thành động lực mạnh mẽ, giúp chị vượt qua những khó khăn ban đầu và tiếp tục duy trì. Hạnh phúc là khi được cho đi Hiện tại, ngoài việc duy trì Gian hàng 0 đồng, chị Huỳnh Như còn đảm nhận vai trò ủy viên Chi hội CLB Hướng nghiệp Khuyết tật trẻ . Chị luôn ấp ủ những kế hoạch mới với hy vọng có thể tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa hơn cho cộng đồng, đặc biệt là người khuyết tật, người già neo đơn và trẻ mồ côi ở quê nhà. Những hoạt động như thế đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chị Đối với chị, cho đi là một niềm hạnh phúc lớn lao, đó là niềm vui khi thấy người khác nhận được những thứ họ cần, và niềm vui ấy càng lớn hơn khi chính chị trở thành cầu nối của sự sẻ chia. Gian hàng 0 đồng không chỉ là nơi cho và nhận, mà còn là nơi gửi gắm những giá trị nhân văn, kết nối những trái tim yêu thương, nơi mà những câu chuyện về tình người được viết nên mỗi ngày.