Báo Dân Việt | Đọc Tin Tức Online Nhanh Mới Nhất 24h,

'Vua tôm' Minh Phú Lê Văn Quang: 'Đã đến lúc ngành tôm không thể chạy theo số lượng'

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 06:15:52 25/09/2024 theo đường link https://danviet.vn/vua-tom-minh-phu-le-van-quang-da-den-luc-nganh-tom-khong-the-chay-theo-so-luong-20240924105909576.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Nguyễn Phương
'Vua tôm' Minh Phú Lê Văn Quang cho rằng: "Đã đến lúc ngành tôm cần thay đổi tư duy: Thay vì chạy theo sản lượng, công nghệ cao (số lượng) cần phải chú trọng vấn đề bền vững và hiệu quả (chất lượng, môi trường, sức khoẻ và giá bán)"...
Bình luận
Ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Xuất khẩu tôm Việt Nam chiếm 14% tổng giá trị tôm toàn cầu
Theo ô
ng Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú, tôm của Việt Nam là 1 trong 2 loài thủy sản nằm trong chiến lược phát triển nuôi của quốc gia, với tổng giá trị xuất khẩu 3,5 – 4 tỷ USD, chiếm 13 -14% tổng giá trị tôm toàn cầu.
Việt Nam là quốc gia được đánh giá có công nghệ chế biến tôm hiện đại nhất và có thế mạnh về sản xuất hàng giá trị gia tăng, hàng cao cấp.
nhiều mặt hàng tôm chế biến của Việt Nam có giá trị tăng cao mà những quốc gia Ecuador và Ấn Độ không chế biến được hoặc chế biến được ít.
Tuy nhiên, cho đến nay, ngành tôm Việt Nam và ngành nông nghiệp nói chung đang gặp phải không ít thách thức.
Đó là sản lượng tôm ngày càng giảm. Năm 2023, sản lượng tôm Việt Nam giảm mạnh 32%, trong khi Ecuador tăng 14%, Ấn Độ tăng 2%, Thái Lan giảm 9%, Indonesia giảm 12%.
Giá bán tôm thương phẩm cũng giảm sâu do suy thoái kinh tế và người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, trong khi giá thành tôm của Việt Nam lại rất cao và không cạnh tranh.
Chi phí nhân công chế biến tôm cao do các khu công nghiệp thường nằm ở cánh đồng xa khu dân cư làm doanh nghiệp phải mất nhiều chi phí đưa đón công nhân và thời gian người công nhân từ nhà đến nơi làm việc kéo dài, làm giảm năng suất lao động, đồng thời chi phí cuộc sống của người công nhân tăng cao làm áp lực tăng lương luôn đè nén doanh nghiệp và hiện tại lương công nhân Việt Nam ở mức cao của khu vực.
Chi phí xử lý nước thải rất cao. Bởi vì doanh nghiệp phải xử lý nước đạt tiêu chuẩn loại B với chi phí 5.000 đồng/m3 rồi mới đưa về khu xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp xử lý nước thải đạt loại A mất 10.000 đến 15.000 đồng/m3. Nếu để doanh nghiệp xử lý nước thải đạt loại A thì chỉ mất không quá 5.500 đồng/m3.
Người nông dân nuôi tôm chưa chịu làm các chứng nhận BAP, ASC, tôm hữu cơ/sinh thái… nên khó bán tôm và bán được giá tôm không cao.
Tỷ lệ thành công của tôm nuôi tại Việt Nam hiện chỉ đạt 40%, quá thấp so với Ecuador (90%), Ấn Độ (60-70%).
Tôm của Việt Nam là 1 trong 2 loài thủy sản nằm trong chiến lược phát triển nuôi của quốc gia, với tổng giá trị xuất khẩu 3,5 – 4 tỷ USD, chiếm 13 -14% tổng giá trị tôm toàn cầu.
Đã đến lúc ngành tôm không thể chạy theo số lượng... Kiến nghị, đề xuất nâng cao sức cạnh tranh của ngành tôm đến phát triển nông nghiệp bền vững và hiệu quả, ông Lê Văn Quang nhấn mạnh:
"Đã đến lúc ngành tôm cần thay đổi tư duy: Thay vì chạy theo sản lượng, công nghệ cao (số lượng) cần phải chú trọng vấn đề bền vững và hiệu quả (chất lượng, môi trường, sức khoẻ và giá bán)"...
Với chính sách quy hoạch và quản lý về giống, ông Quang kiến nghị: Bộ NNPTNT nghiên cứu đề xuất sửa đổi về quy định đối với việc sản xuất tôm giống; cho phép các doanh nuôi tôm lớn gia hóa chọn giống theo hướng chọn lọc tự nhiên để có được tôm giống kháng bệnh, thích nghi với thời tiết, khí hậu và môi trường của từng vùng nuôi.
Về phương pháp nuôi trồng: Nuôi trồng cây, con theo công nghệ sinh học vừa sức tải của môi trường, thân thiện với môi trường và giảm thải carbon. Minh Phú đang hướng dẫn và chuyển giao cho các hộ nuôi tôm công nghệ sinh học MPBiO tích hợp 9 công nghệ nuôi tôm hàng đầu thế giới giúp tỷ lệ thành công từ 90% trở lên với giá thành bằng và thấp hơn Ecuador mà lại có màu sắc đỏ đẹp hương vị thơm ngon bán được giá cao hơn 20%.
Về hệ thống kênh cấp và thoát nước: Nhà nước cần đầu tư xây dựng hệ thống kênh rạch, đê điều, hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt.
Về vật tư nông nghiệp sinh học: Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng và phát triển các phân bón, thức ăn sinh học, chế phẩm sinh học cho vật nuôi, cây trồng. Thực hiện ngành nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn biến các chất thải, các phế liệu, các phế phẩm của ngành nông nghiệp thành các sản phẩm có giá trị và quay lại phục vụ ngành nông nghiệp phát triển bền vững.
Nhà nước cũng cần quan tâm đầu tư cơ sở nền tảng số hóa, AI hóa cho ngành nông nghiệp.
Bên cạnh đó là đầu tư xây dựng các khu công nghiệp đô thị; các khu công nghiệp nuôi trồng chuyên nghiệp nhất là đầu tư các khu phức hợp bao gồm công nghiệp chế biến, gắn với công nghiệp nuôi trồng và khu dân cư đô thị tiện ích), các trung tâm thương mại, logistics và phân phối sản phẩm nông nghiệp.
Ông Quang cũng đề nghị Nhà nước hỗ trợ khâu quy hoạch, Minh Phú sẵn sàng bỏ nguồn lực để đầu tư xây dựng và đang dự kiến một số khu công nghiệp tôm ở Kiên Giang, Cà Mau; 02 trung tâm xúc tiến nông sản ở Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh...
Năm 2024, doanh nghiệp đặt mục tiêu đạt 1.265 tỷ đồng lãi ròng hợp nhất, với kết quả 6 tháng đầu năm Minh Phú mới chỉ hoàn thành 3,6% so với kế hoạch.
Được biết, Thủy sản Minh Phú lập kế hoạch kinh doanh năm 2024 với mục tiêu doanh thu đạt 18.568 tỷ đồng, tăng 72% so với năm 2023 và lợi nhuận sau thuế đạt 1.265 tỷ đồng, so với mức lỗ 105 tỷ đồng của năm 2023. Nếu hoàn thành kế hoạch, đây sẽ là mức lãi cao nhất của Minh Phú từ năm 2008 đến nay.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC), doanh thu thuần quý II/2024 của doanh nghiệp đạt 3.738 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm trước.
Khấu trừ các khoản chi phí, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 38,4 tỷ đồng, gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt 6.488 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của Minh Phú đạt 45,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ ghi nhận âm 88 tỷ đồng.
Năm 2024, doanh nghiệp đặt mục tiêu đạt 1.265 tỷ đồng lãi ròng hợp nhất, với kết quả 6 tháng đầu năm Minh Phú mới chỉ hoàn thành 3,6% so với kế hoạch.
Sao chép thành công