Nội dung liên quan Xã Phúc Khánh, Huyện Bảo Yên, Tỉnh Lào Cai, Tin Trong Nước
Báo Tuổi Trẻ Online,
1,6 triệu mét khối đất đá ụp xuống Làng Nủ trong 300 giây
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
16:47:04 02/10/2024
theo đường link
https://tuoitre.vn/1-6-trieu-met-khoi-dat-da-up-xuong-lang-nu-trong-300-giay-2024100212562726.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Châu Lân (Trường đại học Giao thông vận tải) và nhóm cộng sự cho thấy khoảng 1,6 triệu m³ đất đá từ núi Con Voi đã ụp xuống Làng Nủ (xã Phúc Khánh, Bảo Yên, Lào Cai) trong vòng 300 giây. Ước tính khoảng 1,6 triệu m³ đất đá từ núi Con Voi đã ụp xuống Làng Nủ trong 300 giây - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Sáng 2-10, Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề "Thảm họa Làng Nủ - nguyên nhân và giải pháp phòng tránh". Tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Châu Lân (Trường đại học Giao thông vận tải) và nhóm cộng sự công bố kết quả nghiên cứu và điều tra thực địa về trận lũ quét, lũ ống (lũ bùn đá) xảy ra sáng ngày 10-9 tại Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Theo ông Lân, lũ bùn đá thường xảy ra với khối lượng rất lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới con người và cơ sở hạ tầng. "Làng Nủ thuộc địa tầng núi Con Voi, đá bị ép phiến mạnh cắm dốc 40 - 50 độ. Làng Nủ nằm trên đứt gãy sông Hồng làm cho đất đá khu vực này bị suy giảm cường độ nhiều. Đây là khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt trượt lớn" - ông Lân nói. Theo ông Lân, ước tính khối lượng đất đá sạt trượt lên tới 1,6 triệu m³. Khối sạt trượt này xuất phát từ đỉnh núi Con Voi, cách Làng Nủ khoảng 3,6km và trong quá trình chảy xuống đã bị tắc nghẽn tại một khu vực hẹp chỉ rộng khoảng 100m, cách điểm phát sinh sạt lở khoảng 2km. Vị trí này có thể tạo thành một đập dâng tạm thời rồi ụp xuống Làng Nủ có địa hình bằng phẳng hơn. Ông Lân cũng cho biết từ mô hình 3D kết hợp dữ liệu thực địa và ảnh vệ tinh để tính toán, nhóm nghiên cứu đã xác định dòng lũ chỉ mất khoảng 300 giây (5 phút) để từ đỉnh núi tràn xuống Làng Nủ. PGS.TS Nguyễn Châu Lân công bố kết quả nghiên cứu tại hội thảo - Ảnh: C.TUỆ Về nguyên nhân dẫn tới sạt trượt, ông Lân cho biết lượng mưa giờ và lượng mưa tích lũy trong 3 ngày bão Yagi quá lớn gây trượt lở khối lượng lớn (khoảng 1,6 triệu m đất đá). "Đá phiến phong hóa mạnh, cường độ không cao và tầng phong hóa dày gây trượt lở khối lượng lớn. Thời gian dòng lũ bùn đá tràn và mở rộng xuống vùng quạt (Làng Nủ) bên dưới nhanh. Vận tốc dòng chảy quá lớn, kèm bùn đá, đất gây phá hủy nhà cửa và người dân không có đủ thời gian để chạy thoát" - ông Lân nhận định. Cũng theo ông Lân, có thể thấy lượng mưa trong một giờ đồng hồ lớn hơn 40mm và lượng mưa tích lũy trên 250mm có thể gây trượt lở, lũ bùn đá như Liên Minh (Sa Pa, Lào Cai) năm 2023, Làng Nủ. Do đó, khi mưa đến ngưỡng này thì chúng ta cần có cảnh báo để người dân phòng tránh. Xác định các khu vực có địa hình, địa chất, đặc điểm tương tự để tìm cách phòng tránh an toàn. Đối với các vị trí đã hình thành vết nứt như ở Hà Giang, Lào Cai... cần che phủ bạt, hoặc dùng thép đóng ghim xuống, không cho nước ngấm tiếp tục vào khe nứt. Đào hệ thống rãnh đỉnh thoát nước, không cho nước ngấm trực tiếp vào khu vực có vết nứt.