Báo Thanh Niên,

18 tuyến đường ở TP.HCM thường xuyên bị ngập nước mà người dân cần biết

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 16:01:31 06/10/2024 theo đường link https://thanhnien.vn/18-tuyen-duong-o-thcm-thuong-xuyen-bi-ngap-nuoc-ma-nguoi-dan-can-biet-185241005100812242.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Theo thống kê của Trung tâm quản lý Hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng TP.HCM), cho đến nay, ở TP.HCM còn 13 tuyến đường thường xuyên ngập nước do mưa và 6 tuyến đường ngập nước do triều cường. Cụ thể, 13 tuyến đường trục chính ngập nước do mưa gồm: Lê Đức Thọ, Quang Trung, Nguyễn Văn Khối (Cây Trâm cũ), Đặng Thị Rành, Bạch Đằng (Q.Bình Thạnh), Thảo Điền, Quốc Hương, Nguyễn Văn Hưởng, Dương Văn Cam, Kha Vạn Cân, quốc lộ 1 (TP.Thủ Đức), Phan Anh, Hồ Học Lãm (Q.Tân Phú).
6 tuyến đường trục chính ngập do triều gồm: Huỳnh Tấn Phát, Trần Xuân Soạn (Q.7), Lê Văn Lương, Đào Sư Tích, Phạm Hữu Lầu (H.Nhà Bè) và quốc lộ 50 (H.Bình Chánh). Mỗi khi triều cường đạt đỉnh, nước có thể ngập từ 30 phút đến 120 phút.
Nguyên nhân ngập chủ yếu do biến đổi khí hậu , tần suất xuất hiện những cơn mưa có cường độ rất lớn trong thời gian ngắn ngày càng nhiều. Đồng thời, địa hình TP.HCM tương đối thấp, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi triều cường, trong đó có khu vực Q.7, H.Nhà Bè và H.Bình Chánh.
Đường Quốc Hương (P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức) luôn trong cảnh ngập nước trong mưa lớn
Ảnh: Phạm Hữu
Đặc biệt vùng trung tâm thành phố với diện tích 106,4 km , có 43,15 km (chiếm 40% diện tích) có cao độ ≤+1.6 m trong khi đó mức triều đạt báo động III (+1.5 m) xuất hiện thường xuyên (có những đợt đã xuất hiện triều đạt mức +1.71 m).
'Điểm danh': 18 tuyến đường ở TP.HCM thường xuyên bị ngập nước
Hệ thống cống thoát nước hiện hữu đã cũ kỹ, không còn đáp ứng yêu cầu thoát nước trong điều kiện hiện nay; tình trạng xả rác làm lấp, bịt miệng thu làm hạn chế khả năng thu, thoát nước của hệ thống khi xuất hiện mưa cũng là nguyên nhân do ngập. Tốc độ đô thị hóa nhanh, tuy nhiên hệ thống hạ tầng thoát nước chưa kịp đầu tư, cải tạo nên không đáp ứng được nhu cầu thoát nước; công tác dự báo chưa lường hết được do biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, Trung tâm quản lý Hạ tầng kỹ thuật cho rằng với khu vực nội ô TP.HCM, sau khi hoàn thành các dự án cải thiện môi trường nước TP.HCM (giai đoạn 1), cải thiện môi trường lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm, vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đã giải quyết căn cơ tình hình ngập các lưu vực kênh: Tàu Hũ - Bến Nghé, Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm (qua các quận: 1, 3, 4, 5, 6, 10, 11, Tân Bình, Phú Nhuận và một phần Q.Bình Thạnh thuộc khu vực nghiên cứu). Qua theo dõi các cơn mưa vừa qua, tình hình ngập tại khu vực nội ô đã không còn xuất hiện.
Đường Dương Văn Cam (TP.Thủ Đức) bị ngập sâu trong mưa
Đối với những tuyến đường ngập do triều, khi triều xuất hiện từ +1.65m sẽ xuất hiện dềnh nước tại đường Calmette, Nguyễn Thái Bình , Lê Thị Hồng Gấm. Tuy nhiên, Trung tâm quản lý Hạ tầng kỹ thuật đã thực hiện công tác lắp đặt các van ngăn triều tại các cửa xả dọc tuyến kênh Tàu Hũ - Bến Nghé, lắp đặt trạm bơm di động tại cửa xả chính để khắc phục tình trạng ngập do triều tại khu vực này. Về giải pháp dài hạn, TP.HCM đang triển khai dự án Giải quyết ngập do triều có xét đến điều kiện biến đổi khí hậu (giai đoạn 1), sau khi dự án hoàn thành sẽ giải quyết căn cơ tình hình ngập do triều.
Để giải quyết tình hình ngập nước, TP.HCM tập trung triển khai nhiều giải pháp, trong đó tập trung nguồn lực hoàn thành các dự án xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước tại các tuyến đường nói trên.
Sao chép thành công