Nội dung liên quan Thị trấn Phùng, Huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội, Tin Trong Nước
Báo điện tử Thể thao & Văn hóa,
70 năm Giải phóng Thủ đô: Tri ân người trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
12:03:54 04/10/2024
theo đường link
https://thethaovanhoa.vn/70-nam-giai-phong-thu-do-tri-an-nguoi-truc-tiep-tham-gia-giai-phong-thu-do-20241003140536718.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Ngày 3/10, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt, tri ân cựu Chiến binh, cựu Công an nhân dân, cựu Thanh niên xung phong và gia đình chính sách, người có công trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024). Tại buổi gặp mặt, các đại biểu đã ôn lại trang sử vàng, một thời kỳ đau thương nhưng cũng rất đỗi tự hào. Cựu chiến binh Lê Văn Tính (đại đội 238, Trung đoàn Thủ đô) chia sẻ: "Thật vinh dự, tự hào khi chúng tôi, những chiến sỹ được tham gia tiếp quản giải phóng Thủ đô, nay trở thành cư dân của Hà Nội tươi đẹp, thành phố vì hòa bình vươn lên tầm cao văn minh hiện đại". Lãnh đạo thành phố Hà Nội với các lực lượng trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp trên địa bàn thành phố tại buổi gặp mặt. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN Ông Lê Văn Tính bồi hồi nhớ lại: "5 giờ ngày 10/10/1954, rời làng Phùng, chúng tôi đội ngũ chỉnh tề theo đường 32 tiến về Hà Nội. Qua Cầu Diễn hiện ra trước mặt một Hà Nội trong rừng cờ hoa, biểu ngữ, khẩu hiệu với các kiểu chữ cầu kỳ, nhiều nhất là “HỒ CHÍ MINH MUÔN NĂM”. Đông đảo nhân dân đứng hai bên đường vẫy cờ hoa, đón chào hàng quân chỉnh tề diễu qua... Chiều cùng ngày, các chiến sỹ và nhân dân tập trung ở sân Cột Cờ, dự lễ thượng cờ. Cựu chiến binh Lê Văn Tính (đại đội 238, Trung đoàn Thủ đô) phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: Nguyễn Thắng - TTXVN Đúng 15 giờ ngày 10/10/1954, còi Nhà hát thành phố nổi lên một hồi dài Quốc ca hùng tráng vang lên, cờ Tổ quốc phấp phới bay trên đỉnh Cột cờ Hà Nội. Sư đoàn trưởng Vương Thừa Vũ đọc thư Hồ Chủ tịch gửi đồng bào Thủ đô. Lời thư thân mật, tha thiết, trong không khí thiêng liêng, lòng tôi xúc động rưng rưng nước mắt, lời đọc vừa dứt tiếng hô HỒ CHÍ MINH muôn năm vang lên… biểu thị tấm lòng kính yêu lãnh tụ của nhân dân Thủ đô". Lãnh đạo thành phố Hà Nội, đại biểu với Mẹ Việt Nam Anh hùng tại buổi gặp mặt. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN Cựu chiến binh Lê Văn Tính xúc động xin dành cho anh linh các anh hùng liệt sỹ, đồng chí, đồng đội đã hy sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân Thủ đô và cả nước niềm tiếc thương vô hạn. Ông mong muốn thanh, thiếu niên noi gương các bậc cha, anh đã hy sinh trong cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô tiếp tục tu dưỡng, rèn luyện xứng đáng là công dân tốt, có nhiệt huyết xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại. Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội phát biểu. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN Phát biểu tại buổi gặp mặt, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cho biết: Ngày 10/10/1954, Ngày Giải phóng Thủ đô là sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng, khẳng định thắng lợi hoàn toàn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng thời mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Các cựu chiến binh trong kháng chiến chống Pháp dự buổi gặp mặt. Ảnh: Nguyễn Thắng - TTXVN 70 năm đã trôi qua nhưng tầm vóc lớn lao và ý nghĩa lịch sử của Ngày giải phóng Thủ đô sẽ mãi là nguồn cổ vũ to lớn đối với Đảng bộ, chính quyền, các lực lượng vũ trang và nhân dân Hà Nội trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô và đất nước.