Nội dung liên quan Đài Loan, Tin Quốc Tế

Báo Dân Trí,

Ai đứng sau KOI Thé Việt Nam?

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 05:47:39 04/10/2024 theo đường link https://dantri.com.vn/kinh-doanh/ai-dung-sau-koi-the-viet-nam-20241003153034887.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(Dân trí) - Chuỗi trà sữa này được vận hành bởi Công ty TNHH KOI Café Việt Nam. Chủ sở hữu của công ty này là KOI Café Group có trụ sở tại Singapore. Một vài số liệu được công bố vào tháng 8/2022 cho biết tổng doanh thu thị trường trà sữa Đông Nam Á ở mức 3,66 tỷ USD. Trong đó Việt Nam là thị trường tiêu thụ trà sữa đứng thứ 3 với quy mô 362 triệu USD. Năm 2023, trong một báo cáo khác, tính đến tháng 3 cùng năm, tổng số cửa hàng trà sữa tại Việt Nam là 364.
Thị trường trà sữa là cuộc chơi của các thương hiệu từ lớn tới nhỏ, trong nước và ngoài nước. Phần lớn các thương hiệu trà sữa lớn hiện nay đều xuất thân từ Đài Loan như Dingtea, KOI Thé, Royal Tea, Gong cha. Dù khá nổi tiếng nhưng thông tin về doanh nghiệp đứng sau Koi không phải ai cũng biết.
Xuất phát từ chuỗi trà sữa lớn tại Đài Loan
Mọi người khi du lịch Đài Loan đều sẽ trải nghiệm trà sữa thuộc chuỗi 50 Lan. Đây là một trong những chuỗi trà sữa lớn và được tin tưởng nhất ở Đài Loan. KOI Thé là thương hiệu trà sữa được hình thành từ chuỗi trà sữa này.
Khoảng năm 1994, Ma Shao-wei sau khi tốt nghiệp Khoa kỹ thuật hàng không của Đại học Đạm Thanh đã trở về Đài Nam và mở một cửa hàng nước ép bên cạnh quầy gà rán của mẹ mình. Tuy nhiên, sau đó ông quyết định chuyển sang bán đồ uống từ trà do gặp khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng trái cây tươi và cũng như quy trình pha chế đồ uống rườm rà. Năm 1997, Ma Shao-wei mở cửa hàng 50 Lan đầu tiên đã mở tại Đài Nam.
Hiểu tầm quan trọng của chất lượng trà, Ma Shao-wei nghiên cứu nghiêm túc về lá trà và đích thân hợp tác với những người trồng trà và chế biến trà để phát triển bốn công thức trà chính của 50 Lan.
Vào thời điểm đó, ngành đồ uống ngành này thường sử dụng trà xay, bột trà và nước ép cô đặc để pha chế, nhưng 50 Lan nổi bật với việc sử dụng lá trà. Mặc dù giá cao gấp đôi so với các loại khác nhưng nhanh chóng được người tiêu dùng đón nhận.
Năm 2000, một người bạn của Ma Shao-wei là Guo Zong-feng đã mua lại quyền đại lý và phát triển các cửa hàng 50 Lan tại Cao Hùng. Thương hiệu này nhanh chóng được chú ý. Sau đó, em gái của Ma Shao-wei là Ma Ya-fen cũng gia nhập 50 Lan và nhanh chóng bao phủ thương hiệu tại Đài Trung.
Ma Ya-fen tốt nghiệp khoa tiếng Pháp của Đại học Đạm Thanh. Ban đầu bà làm việc tại khách sạn Westin Taipei và sau đó là lễ tân tại khách sạn EVA Air Evergreen Plaza ở Đài Trung.
Bà Ma Ya-fen (Ảnh: CEO Magazine).
Ma Ya-fen trở về Đài Nam để học từ pha chế đến quản lý vận hành. Bà cũng tự biên soạn quy trình vận hành tiêu chuẩn dựa vào một quyển sách do nhà sáng lập của McDonald's viết. Các cửa hàng trà sữa 50 Lan do Ma Ya-fen quản lý có quy định chung từ vận hành đến chất lượng sản phẩm.
Bà cũng đưa ra những tiêu chuẩn khắt khe đối với việc tuyển chọn đối tác nhượng quyền như tốt nghiệp đại học, dưới 30 tuổi, chưa có kinh nghiệm về trà sữa. Các đối tác cũng buộc phải học và trực tiếp pha chế trà sữa để hiểu về sản phẩm.
Một thời gian sau, Ma Ya-fen dừng nhận đối tác nhượng quyền mới, chỉ mở các cửa hàng do chính mình điều hành hoặc cho phép bên nhượng quyền có sẵn mở rộng. 50 Lan không thu phí nhượng quyền mà chỉ tính phí cho nguyên liệu thô do bên nhượng quyền mua. Ma Ya-fen muốn tất cả các cửa hàng đều sinh lời và phát triển ổn định.
Bà ví việc pha trà sữa trân châu giống như pha chế cocktail, đòi hỏi sự khéo léo của người pha chế. Do đó, trong khi các đối thủ cạnh tranh đã chuyển sang sử dụng máy để đo lượng đường, 50 Lan vẫn yêu cầu nhân viên tự tay đo đếm.
Theo công ty giám sát dữ liệu LnData, trong số 61 thương hiệu trà sữa tại Đài Loan, 50 Lan chiếm 24,3% về doanh thu năm 2023.
Ai đứng sau KOI Thé Việt Nam?
Năm 2006, hoạt động kinh doanh của 50 Lan tại Đài Trung đã đi đúng hướng, Ma Ya-fen tìm kiếm những thách thức mới, đã quyết định tạo ra thương hiệu KOI Thé.
Thương hiệu này là bước đi mở rộng của 50 Lan ra nước ngoài. Ma Ya-fen đã chọn Singapore là thị trường nước ngoài đầu tiên và mở cửa hàng đầu tiên vào năm 2007 không nằm trong khu vực đông khách du lịch. Thương hiệu này tập trung vào phân khúc trung và cao cấp.
Sau khi tạo dựng được sự hiện diện mạnh mẽ tại Singapore, Ma Ya-fen mở rộng chuỗi này sang thị trường Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Thương hiệu này tập trung vào các địa điểm cao cấp và giá cả tương tự như Starbucks. Chuỗi này đang lên kế hoạch mở rộng sang Canada, Ấn Độ và Pháp.
Tại Việt Nam, KOI Thé có 47 cửa hàng, được khai thác vận hành bởi Công ty TNHH Koi Café Việt Nam. Tiền thân công ty này là Công ty TNHH KOI nhanh thành lập vào tháng 7/2015 với vốn điều lệ 500 triệu đồng. Tại thời điểm thành lập, bà Trịnh Minh Tâm (sinh năm 1986) là giám đốc kiêm người đại diện pháp luật.
Đến tháng 2/2016, công ty này đổi tên thành Công ty TNHH KOI Café Việt Nam và đổi cả chủ sở hữu. Chủ doanh nghiệp được đổi từ bà Trịnh Minh Tâm sang KOI Café Group có trụ sở tại Singapore.
Thông tin về chủ chuỗi trà sữa KOI Thé (Ảnh chụp màn hình).
Ông Huang Ting-Yi (quốc tịch Đài Loan) là đại diện pháp luật kiêm giám đốc. Đến tháng 4/2016, công ty này bổ nhiệm bà Huang Meng-Ying làm phó giám đốc. Tháng 10/2016, bà Ma Ya-fen (sinh năm 1969) là chủ tịch của công ty này. 2 tháng sau, công ty này tăng vốn điều lệ lên 6 tỷ đồng. Đến tháng 10/2017 doanh nghiệp tiếp tục tăng vốn lên hơn 10,5 tỷ đồng.
Thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho biết công ty này đã thay đổi đăng ký kinh doanh 14 lần và vẫn giữ mức vốn điều lệ 10,5 tỷ đồng. Các vị trí quản lý và đại diện pháp luật vẫn do ông Huan Ting-Yi, bà Huang Meng-Ying và bà Ma Ya-fen đảm nhiệm.
Sao chép thành công