Nội dung liên quan Ấn Độ, Tin Quốc Tế
Báo Thanh Niên,
Ấn Độ 'mở kho', giá xuất khẩu gạo có hạ nhiệt?
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
06:32:05 30/09/2024
theo đường link
https://thanhnien.vn/an-do-mo-kho-gia-xuat-khau-gao-co-ha-nhiet-185240929220653334.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Chiếm tới hơn 40% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu, việc Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu có thể khiến thị trường hạ nhiệt trong những tháng còn lại của năm 2024. Người mua có thêm lựa chọn Ngày 28.9, chính phủ Ấn Độ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati, nhưng kèm theo điều kiện giá sàn xuất khẩu là 490 USD/tấn. Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu, VN tiếp tục chiến lược nâng tầm gạo Việt ẢNH: CÔNG HÂN Lệnh cấm xuất khẩu gạo được Ấn Độ ban hành ngày 20.7.2023. Sau hơn 1 năm thực hiện hàng loạt chính sách hạn chế xuất khẩu, tính đến đầu tháng 9.2024, lượng gạo tồn kho của nước này lên tới trên 32 triệu tấn. Việc Ấn Độ "mở kho" gạo không phải là thông tin quá bất ngờ vì đã xuất hiện nhiều đồn đoán trước đó và nhiều động thái thăm dò thị trường từ phía chính quyền New Delhi. Đơn cử như giảm thuế xuất khẩu gạo đồ từ 20% xuống 10% hay hồi đầu tháng 9, Ấn Độ cũng bỏ cơ chế giá sàn với gạo basmati. Phản ứng với chính sách của Ấn Độ; ngày 28.9, Bộ Thương mại Pakistan ký lệnh bỏ chính sách giá sàn với gạo basmati của nước này nhằm tăng sức cạnh tranh với đối thủ láng giềng. Pakistan áp giá sàn với gạo basmati xuất khẩu từ tháng 11.2023. Theo Reuters, việc Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati sẽ thúc đẩy nguồn cung toàn cầu buộc các nước xuất khẩu gạo chính như Pakistan, Thái Lan và VN phải giảm giá để cạnh tranh. Thực tế nhìn vào diễn biến giá gạo thế giới có thể thấy thị trường đã có sự chuẩn bị tâm lý cho việc Ấn Độ nối lại hoạt động xuất khẩu. Cụ thể, tại Thái Lan, giá gạo liên tục giảm kể từ đầu tháng 9. Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA) cho biết giá gạo 5% tấm đầu tháng 9 là 598 USD/tấn, sau đó giảm 28 USD xuống 570 USD/tấn vào cuối tháng. Theo tờ Bangkok Post , trong một hội nghị vào giữa tháng 9 vừa qua, lãnh đạo TREA dự báo xuất khẩu gạo của nước này sẽ gặp khó khăn trong những tháng cuối năm vì Ấn Độ bỏ các hạn chế xuất khẩu. Khó khăn có thể sẽ kéo dài trong năm 2025 khiến xuất khẩu gạo của Thái Lan giảm xuống còn từ 7 - 7,5 triệu tấn. Thứ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan, ông Suchart Chomklin khuyến cáo: Các doanh nghiệp cần thúc đẩy thị trường gạo trong nước và tăng cường sự tin tưởng giữa các đối tác thương mại về các chính sách của Thái Lan đối với việc phát triển gạo và các sản phẩm từ gạo. Tại thị trường VN, Hiệp hội Lương thực (VFA) cho biết: Giá gạo 5% tấm hiện tại là 562 USD/tấn, giảm khoảng 10 USD so với đầu tháng. Theo nhiều doanh nghiệp, việc Ấn Độ "mở kho" sẽ khiến thị trường không thể khởi sắc vào những tháng cuối năm khi có thêm lựa chọn, giá cạnh tranh. Một điểm đáng chú ý với gạo VN là thị trường truyền thống Indonesia, tính đến tháng 8 đã nhập khẩu trên 3 triệu tấn gạo và vừa kết thúc đấu thầu tháng 9 với 450.000 tấn. Tổng lượng gạo nhập khẩu của nước này đến cuối tháng 9 gần tương đương con số công bố hồi giữa năm nay là 3,6 triệu tấn. Indonesia, Philippines cùng một số nước có nhu cầu nhập khẩu gạo hiện nay cần nguồn cung giá tốt để đảm bảo an ninh lương thực, bình ổn thị trường và kiềm chế lạm phát. Vì thế, việc Ấn Độ "mở kho" có thể dẫn tới cạnh tranh giá thầu trong thời gian tới sẽ áp lực hơn. Doanh nghiệp cần bình tĩnh Bà Phan Mai Hương, đồng sáng lập chuyên trang cung cấp thông tin thị trường lúa gạo thế giới SSRicenews , nói: Hiện tại giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Myanmar từ 480 - 500 USD/tấn, Pakistan cũng xấp xỉ 500 - 510 USD/tấn nên việc Ấn Độ đưa ra giá sàn 490 USD/tấn là khá sát với thị trường hiện tại, hạn chế tình trạng giảm giá ồ ạt. Do đó, doanh nghiệp VN cũng nên bình tĩnh theo dõi, nhất là trong bối cảnh nguồn cung của VN từ nay đến cuối năm đang "mỏng". Từ năm 2025, hoạt động xuất khẩu gạo thế giới sẽ trở lại trạng thái "bình thường mới" với sự tham gia của gã khổng lồ Ấn Độ, hoạt động xuất khẩu của VN và các nước có thể gặp nhiều thách thức. Ông Phan Văn Có, Giám đốc marketing Công ty TNHH Vrice, nhận định: Thời gian qua VN đã xuất khẩu một lượng gạo khá lớn và chỉ còn vụ thu đông thu hoạch vào cuối năm nay nên áp lực phải bán được gạo trong giai đoạn 3 tháng cuối năm không nhiều. Mặt khác, tình trạng bão lũ gây thiệt hại nặng đến sản xuất nông nghiệp cũng diễn ra ở nhiều nơi khắp châu Á khiến nhu cầu gạo gia tăng. Các khách hàng mua gạo VN vẫn đang có nhu cầu ở mức cao nên giá hiện tại sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Về dài hạn, ông Trần Trương Tấn Tài, Tổng giám đốc Công ty TNHH lúa gạo VN (Vinarice), cho rằng phải chờ thêm 1 - 2 tuần để biết chính xác tác động như thế nào. Vấn đề quan trọng hiện nay là cần bình tĩnh theo dõi thị trường. Cũng cần lưu ý là theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, nhu cầu gạo của toàn cầu vẫn trong trạng thái thiếu hụt khoảng 5 triệu tấn. "Theo tôi, đây là giai đoạn nhạy cảm của thị trường. Cộng đồng doanh nghiệp nên bình tĩnh ứng phó, tránh tình trạng giảm giá ồ ạt để lấy được hợp đồng sẽ ảnh hưởng đến thị trường chung của VN. Về dài hạn thì chúng ta vẫn phải kiên trì thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị hạt gạo VN trên thị trường quốc tế, mở thêm nhiều cánh cửa vào các thị trường cao cấp. VN phải tạo ra được sự khác biệt cho hạt gạo của mình và Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp là chìa khóa cho sự khác biệt đó. Tôi nghĩ rằng đây cũng là sự chuẩn bị của Bộ NN-PTNT cho giai đoạn bình thường mới của thị trường gạo thế giới", ông Tài nói. Nhìn ngược lại thời điểm trước khi Ấn Độ có lệnh ngừng xuất khẩu gạo trắng non-basmati, VN đã sản xuất hơn 43 triệu tấn lúa/năm và xuất khẩu trên dưới 7 triệu tấn gạo, thậm chí trên 7,5 triệu tấn vẫn không xảy ra dư thừa cũng không ảnh hưởng đến nhu cầu trong nước. Do vậy kế hoạch trong năm tới vẫn ổn định diện tích gieo trồng trên 7 triệu ha và mục tiêu sản lượng trên 43 triệu tấn. Trọng tâm của ngành lúa gạo VN là không chạy theo thị trường mà tập trung nâng cao chất lượng, đẩy mạnh thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp để nâng tầm gạo Việt và phục vụ chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Ông Nguyễn Như Cường Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT)