Nội dung liên quan Tỉnh An Giang, Việt Nam
Báo điện tử Phụ nữ Việt Nam,
An Giang: Phụ nữ nông thôn góp phần quan trọng tạo ra giá trị của cải, đóng góp cho kinh tế tỉnh nhà
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
15:28:57 14/10/2024
theo đường link
https://phunuvietnam.vn/an-giang-phu-nu-nong-thon-gop-phan-quan-trong-tao-ra-gia-tri-cua-cai-dong-gop-cho-kinh-te-tinh-nha-20241013130146474.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Nguyễn Song Phụ nữ nông thôn tại An Giang vừa là nông dân, vừa là người chăm sóc gia đình, là người lao động kiếm thu nhập và nhà kinh doanh nhỏ. Họ là lực lượng quan trọng và đông đảo trong đội ngũ những người lao động, góp phần tạo ra các giá trị của cải vật chất, đóng góp cho kinh tế cho tỉnh nhà Chị Nguyễn Thị Quyến – Phó Chủ tịch thường trực Hội LHPN tỉnh An Giang Lực lượng lao động quan trọng Khi đề cập đến phụ nữ nông thôn Việt Nam nói chung, tại An Giang nói riêng, chị Nguyễn Thị Quyến – Phó Chủ tịch thường trực Hội LHPN tỉnh An Giang chia sẻ: Phụ nữ nông thôn thể hiện vai trò quan trọng của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, người phụ nữ nông thôn của thời hiện đại càng không thể tách rời với sự phát triển chung của gia đình và xã hội. Phụ nữ không chỉ làm tròn thiên chức người mẹ, người vợ đảm đang trong gia đình, mà còn tích cực tham gia sản xuất, linh hoạt, thích ứng với tình hình mới. Các chị đã dựa trên tài nguyên bản địa tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng của tỉnh, sản phẩm nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đạt chuẩn OCOP…, góp phần tạo ra các giá trị của cải vật chất, đóng góp cho kinh tế cho tỉnh nhà và giải quyết công ăn việc làm cho lao động tại địa phương; thực hiện tốt trách nhiệm với xã hội, cộng đồng. Thực tế tại An Giang, phụ nữ nông thôn tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới trên các lĩnh vực, đã có những đóng góp rất tích cực trong đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó tập trung tuyên truyền vai trò của phụ nữ và tổ chức Hội trong tham gia xây dựng nông thôn mới; bằng những việc làm thiết thực như: Tham gia thực hiện các tuyến đường hoa, các mô hình xây dựng nông thôn mới, mô hình phát triển kinh tế; dân vận khéo… đã trở thành phong trào có sức lan tỏa sâu, rộng. Từ phong trào thi đua: " Xây dựng người Phụ nữ An Giang thời đại mới " đã có nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực như: " Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế ", " Phụ nữ làm kinh tế giỏi "; đã xuất hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo, nhiều mô hình, điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Qua đó, có nhiều gương nữ doanh nông vượt khó vươn lên thành đạt, đóng góp hàng tỷ đồng vào các hoạt động an sinh xã hội của tỉnh góp phần phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương và xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Vẫn còn trở ngại, thách thức Đánh giá cao những đóng góp quan trọng của phụ nữ nông thôn vào sự phát triển chung của tỉnh nhà, tuy vậy, chị Nguyễn Thị Quyến cũng nhìn nhận phụ nữ nông thôn vẫn còn nhiều trở ngại, thách thức. "Họ thường gặp trở ngại do thiếu kiến thức, kỹ năng và tự tin trong quá trình tham gia sản xuất, kinh doanh… Vì vậy, để phát huy tiềm năng của phụ nữ nông thôn tại An Giang, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức nhiều đợt khảo sát nắm bắt nhu cầu của phụ nữ nông thôn để có những hoạt động hỗ trợ phù hợp cho từng nhóm đối tượng theo địa bàn dân cư", Phó Chủ tịch thường trực Hội LHPN tỉnh An Giang cho biết. Chị Nguyễn Thị Quyến tư vấn cho mô hình phụ nữ khởi nghiệp tại An Giang Ngoài ra tại An Giang, sản phẩm do phụ nữ sản xuất chưa có đầu ra ổn định, thu nhập của hội viên chưa cao nên chưa mạnh dạn đầu tư cho sản xuất, nhất là ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh. Thêm nữa, đa phần hội viên, phụ nữ mua bán nhỏ, sản xuất nhỏ lẻ, vay vốn bằng hình thức tín chấp không có tài sản đảm bảo, do Hội giới thiệu nên nguồn vốn vay thấp, không đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển kinh doanh, các nguồn vốn của ngân hàng thương mại, đòi hỏi phải thế chấp tài sản và thủ tục vay vốn mất nhiều thời gian. Một khó khăn khác, hội viên chưa dành thời gian tham gia các chương trình đào tạo do Hội LHPN và các ngành tổ chức, chủ yếu dành thời gian để tập trung sản xuất, kinh doanh nên việc tiếp cận các chương trình, chính sách ưu đãi về vốn còn hạn chế. Từ những khó khăn trên, những năm qua, để hỗ trợ cho phụ nữ nông thôn phát triển kinh tế, khởi nghiệp, Hội LHPN tỉnh An Giang đã triển khai các Chương trình, Đề án, Dự án, nhiều chị em phụ nữ nông thôn trên địa bàn tỉnh đã tiếp cận được nguồn vốn vay, mạnh dạn đầu tư vào sản xuất kinh doanh và khởi nghiệp, biến những thử thách thành cơ hội và khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong gia đình, xã hội như: Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" (Đề án 939), Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030", Chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương", Chương trình vay vốn chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Dự án 8) Đặt biệt, để hỗ trợ cho phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh doanh trên địa bàn tỉnh, Hội LHPN tỉnh tập trung thực hiện "Đề án Hỗ trợ Phụ nữ khởi nghiệp" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với các hoạt động như: Truyền thông về Đề án, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật; vận động hội viên, phụ nữ thực hiện sản xuất sạch, an toàn, đào tạo cung cấp kiến thức về các kỹ năng trong kinh doanh, tổ chức Cuộc thi "Tìm kiếm ý tưởng, đề án phụ nữ khởi nghiệp, sáng tạo" và " Ngày hội hụ nữ An Giang khởi nghiệp " nhằm hỗ trợ kết nối thị trường, giới thiệu các nguồn vốn phù hợp để phát triển kinh tế cũng như khuyến khích các chị em phát triển thêm nhiều sản phẩm. Phát huy vai trò của Hội LHPN bằng các giải pháp thiết thực Phó Chủ tịch thường trực Hội LHPN tỉnh An Giang Nguyễn Thị Quyến cho biết, để hoạt động hỗ trợ hội viên, phụ nữ nông thôn phát triển kinh tế hiệu quả, Hội LHPN tỉnh đề ra các giải pháp, cụ thể: 1. Tăng cường huy động nguồn lực triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình, Đề án, Dự án như: Chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương", Đề án 939, Đề án 01 và Dự án 8. Qua đó, hỗ trợ hội viên nâng cao kiến thức về mọi mặt của đời sống xã hội; hỗ trợ sinh kế, hỗ trợ vốn, giới thiệu việc làm để hội viên, phụ nữ có thu nhập ổn định, phát triển kinh tế gia đình và thoát nghèo bền vững. Hội LHPN tỉnh An Giang trao vốn sinh kế giúp hội viên phát triển kinh tế 2. Thực hiện các hoạt động đào tạo để trang bị thêm kiến thức cho doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã có phụ nữ làm chủ; Tổ chức các cuộc Hội thảo, tọa đàm, học tập kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh. Giới thiệu hội viên tham gia các sự kiện, hội chợ xúc tiến thương mại để kết nối, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt các sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng và đạt chuẩn OCOP của tỉnh; Thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại với lãnh đạo và các ngành có liên quan nhằm giúp nữ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tiếp cận chính sách mới. 3. Đẩy mạnh hoạt động tư vấn cho nữ doanh nông nhằm giúp các chị cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, bao bì nhãn hiệu đúng quy chuẩn; định hướng các chị sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGap, OCOP… để có thể đáp ứng đủ điều kiện tiêu thụ ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Phối hợp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm khởi nghiệp, sản phẩm do phụ nữ sản xuất trong các diễn đàn, Hội chợ, Ngày hội OCOP, Phiên chợ… trong và ngoài tỉnh. 4. Tiềp tục vận động mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh hỗ trợ vốn cho hội viên, phụ nữ khó khăn phát triển kinh tế với lãi suất bằng không; hỗ trợ hội viên tiếp cận vốn do từ các Chương trình, Dự án do Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, Hội LHPN tỉnh thực hiện; triển khai giải ngân và xoay vòng vốn hiệu quả để nhiều hội viên được tiếp cận vốn. Thực hiện các chương trình phối hợp từ các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính vi mô để giới thiệu hội viên tiếp cận vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh doanh.