Nội dung liên quan Iran, Tin Quốc Tế
Báo Khánh Hòa điện tử,
Anh, Mỹ lo ngại Nga chia sẻ bí mật hạt nhân với Iran
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
14:49:21 18/09/2024
theo đường link
https://baokhanhhoa.vn/the-gioi/202409/anh-my-lo-ngai-nga-chia-se-bi-mat-hat-nhan-voi-iran-d134ca6/
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Anh và Mỹ lo ngại Nga đã chia sẻ bí mật hạt nhân với Iran để đổi lấy việc Tehran cung cấp tên lửa đạn đạo cho Moskva. Tổng thống Mỹ Joe Biden (thứ hai từ trái sang) và Thủ tướng Anh Keir Starmer, ngoài cùng bên phải, hội đàm tại Washington hôm 13/9. Ảnh: AFP Trong hội nghị thượng đỉnh tại Washington hôm 15/9, Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Mỹ Joe Biden xác nhận rằng hai nước đang thắt chặt hợp tác quân sự vào thời điểm Iran đang trong quá trình làm giàu đủ urani để hoàn thành mục tiêu lâu dài là chế tạo bom hạt nhân. Các nguồn tin của Anh cho biết Washington và London đang lo ngại về hoạt động trao đổi công nghệ hạt nhân của Iran, một phần trong liên minh ngày càng sâu sắc giữa Tehran và Moskva. Tuần trước, trong chuyến thăm London để tham dự hội nghị thượng đỉnh với Ngoại trưởng Anh David Lammy, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng đã đưa ra cảnh báo tương tự. Song cảnh báo này không được chú ý nhiều vì trọng tâm khi đó là cảnh báo từ Mỹ về việc Iran cung cấp tên lửa cho Moskva. “Về phần mình, Nga đang chia sẻ công nghệ mà Iran tìm kiếm. Đây là một con đường hai chiều, bao gồm cả các vấn đề hạt nhân cũng như một số thông tin về không gian”, ông Blinken nói. Anh, Pháp và Đức cũng cảnh báo vào tuần trước rằng kho dự trữ urani làm giàu ở mức độ cao của Iran đang “tiếp tục tăng đáng kể, mà không có bất kỳ lý do dân sự đáng tin cậy nào”. Tuy nhiên, không rõ Tehran đã trang bị được những kiến thức kỹ thuật nào để chế tạo vũ khí hạt nhân ở giai đoạn này, hoặc nước này có thể chế tạo vũ khí hạt nhanh nhanh như thế nào. Song họ cho rằng việc Iran làm việc với các chuyên gia Nga giàu kinh nghiệm, hoặc học hỏi kiến thức từ Nga sẽ giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất. Về phần mình, Iran phủ nhận nước này đang chế tạo bom hạt nhân và phủ nhận chuyển tên lửa cho Nga. Nga cũng bác bỏ cáo buộc của phương Tây. Năm 2015, Iran đã đạt được thỏa thuận ngừng sản xuất vũ khí hạt nhân để đổi lấy việc nới lỏng lệnh trừng phạt với Mỹ và các quốc gia phương Tây khác. Tuy nhiên, đến năm 2018, thỏa thuận này đã bị tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump huỷ bỏ. Để đáp trả, Iran đã tuyên bố giảm một số cam kết trong thoả thuận hạt nhân, đồng thời tăng giới hạn làm giàu urani. Mối lo ngại của phương Tây rằng Iran sắp chế tạo vũ khí hạt nhân đã lan truyền trong nhiều tháng, góp phần làm gia tăng căng thẳng ở Trung Đông, vốn đã leo thang ở mức cao do cuộc tấn công liên tục của Israel vào Hamas và Dải Gaza. Iran và lực lượng Hezbollah ở Liban là những bên ủng hộ phong trào Hamas. Do đó, động thái phát triển hạt nhân của Tehran được Israel coi là mối đe dọa trực tiếp. Ngay sau khi Tổng thống Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Iran đã bị cáo buộc cung cấp thiết bị bay không người lái Shahed cho Moskva và giúp Nga xây dựng nhà máy để sản xuất thêm máy bay ném bom các mục tiêu trên khắp Ukraine. Tháng 4 năm nay, Iran cũng bị cáo buộc phóng tên lửa và thiết bị bay không người lái giống thiết kế của Nga nhằm vào Israel. Cuộc tấn công về cơ bản đã bị ngăn chặn với sự hỗ trợ của Mỹ và Anh. Nga và Iran, mặc dù không phải là đồng minh trong lịch sử, song ngày càng thắt chặt quan hệ trong việc đối phó phương Tây. Tuần trước tại London, ông Blinken cho biết tình báo Mỹ đã kết luận lô tên lửa đạn đạo Fath-360 tốc độ cao đầu tiên của Iran, có tầm bắn lên tới 120km, đã được chuyển giao cho Nga. Trong diễn biến liên quan, Thủ tướng Starmer đã tới Washington vào hôm 12/9 để tham dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về chính sách đối ngoại với ông Biden tại Nhà Trắng. Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc họp riêng tại phòng Bầu dục, tiếp theo là cuộc họp kéo dài 70 phút với các nhóm chính sách đối ngoại hàng đầu của cả hai bên. Các nhà lãnh đạo và cố vấn đã thảo luận về cuộc xung đột ở Ukraine, cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, Iran và cuộc cạnh tranh với Trung Quốc. Trước cuộc họp, các nguồn tin của Anh cho biết hai nước đã lần đầu chấp thuận các nguyên tắc cho phép Ukraine phóng tên lửa tầm xa Storm Shadow của Anh - Pháp vào lãnh thổ Nga. Ngay sau cuộc họp, Thủ tướng Starmer cho biết hai bên đã có cuộc thảo luận rộng rãi về chiến lược. Song không có thông tin cập nhật nào sau cuộc họp sau này. Theo TTXVN