Nội dung liên quan Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Tin Trong Nước
Báo Dân Việt | Đọc Tin Tức Online Nhanh Mới Nhất 24h,
AON Plc - chủ sở hữu đang rao bán tòa nhà Landmark 72 kinh doanh ra sao?
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
11:36:47 24/09/2024
theo đường link
https://danviet.vn/aon-plc-chu-so-huu-dang-rao-ban-toa-nha-landmark-72-kinh-doanh-ra-sao-20240924103241077.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Phương Thảo AON Plc được biết đến là chủ sở hữu toà tháp từng cao nhất Việt Nam - Landmark 72 (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). AON Plc là tập đoàn hoạt động chính trong mảng bảo hiểm, tư vấn và quản lý rủi ro, hiện đang niêm yết trên sàn NYSE. Bình luận AON Plc là một tập đoàn tài chính đa quốc gia có trụ sở tại London (Anh), hiện có hơn 500 văn phòng tại hơn 120 quốc gia với khoảng 66.000 nhân viên. Được thành lập năm 1982 từ sự hợp nhất của Ryan Insurance Group và Combined Insurance Company of America, AON hoạt động trong 3 lĩnh vực chính: Aon Risk Solutions - Cung cấp dịch vụ quản lý rủi ro chuyên nghiệp; Aon Benfield - Hoạt động trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm và tái bảo hiểm và Aon Hewitt - Tư vấn và giải đáp thắc mắc cho khách hàng về nguồn nhân lực. Tòa nhà Landmark 72 ở ven đường Phạm Hùng, thuộc quận Nam Từ Liêm được rao bán với giá hơn 18.000 tỷ đồng Theo Tradingview, giá cổ phiếu AON trên sàn NYSE hiện đang ở mức 348,52 USD. Theo đó, vốn hóa thị trường của AON đang có 75,7 tỷ USD. AON Plc đang kinh doanh ra sao? Thuyết minh doanh thu quý 2 của AON Plc (Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính quý 2/2024) Về kết quả kinh doanh quý 2/2024, AON Plc ghi nhận doanh thu đạt 3,76 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Giải trình về mức tăng trưởng này, lãnh đạo AON cho biết: Phần lớn là nhờ công ty môi giới bán lẻ đã ghi nhận mức tăng trưởng 2 chữ số tại thị trường Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi, Châu Á - Thái Bình Dương... Tuy nhiên, thương vụ mua lại NFP - một công ty quản lý tài sản trị giá 13 tỷ USD và - đã khiến chi phí hoạt động của AON tăng 33% lên 3,1 tỷ USD. Trong quý 2, biên lợi nhuận hoạt động ghi nhận giảm từ 26,5% xuống còn 17,4% nhưng biên lợi nhuận hoạt động đã điều chỉnh lại tăng nhẹ từ 27,3% lên 27,4%. Kết quả, lợi nhuận ròng của AON giảm 6% so với cùng kỳ, chỉ đạt 524 triệu USD. Dù vậy, lợi nhuận ròng sau điều chỉnh vẫn tăng 9%, đạt 624 triệu USD. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2024, AON Plc ghi nhận doanh thu đạt hơn 7,8 tỷ USD, tăng 11% so với kết quả thực hiện nửa đầu năm trước nhưng lợi nhuận ròng giảm 1% xuống còn gần 1,6 tỷ USD. Tính đến ngày 30/6/2024, tổng tài sản của AON Plc có hơn 51,4 tỷ USD. Trong đó, tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn có hơn 1 tỷ USD, tăng 0,29% so với hồi đầu năm. Bên kia bảng cân đối, nợ phải trả của AON có tới 45,3 tỷ USD. Vốn chủ sở hữu tính tới thời điểm này là hơn 6,1 tỷ USD. Số liệu: AON Plc, Dân Việt tổng hợp Nhìn lại giai đoạn 2020 tới nay, doanh thu của AON Plc luôn ghi nhận liên tục tăng trưởng. Chẳng hạn như vào năm 2020, công ty ghi nhận doanh thu đạt hơn 11 tỷ USD; tới năm 2021, doanh thu tăng 10% lên hơn 12,1 tỷ USD. Không dừng lại ở đó, năm 2022 và năm 2023 lần lượt ghi nhận tăng 2,4% và 7,2% lên 12,4 tỷ USD và 13,3 tỷ USD. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng của Công ty lại ghi nhận trồi sụt. Vào năm 2020, AON báo lãi đạt hơn 1,9 tỷ USD nhưng tới năm 2021, mức lãi này giảm 36% xuống còn hơn 1,2 tỷ USD. Tới năm 2022, mức lãi này lại ghi nhận tăng mạnh, tăng gấp đôi lên 2,59 tỷ USD nhưng sau đó giảm nhẹ lại vào năm 2023 xuống còn 2,56 tỷ USD. Cũng khảo sát trong giai đoạn 2020 - 2023, AON Plc ghi nhận nợ dài hạn liên tục tăng nhưng vốn cổ đông lại liên tục lao dốc, điều này khiến nợ phải trả của AON càng lúc càng "phình to". Nợ dài hạn ghi nhận trong năm 2020 có hơn 7,2 tỷ USD (chiếm 25% tổng nợ); năm 2021 tăng lên 8,23 tỷ USD (chiếm gần 27% tổng nợ); năm 2022 tiếp đà tăng tới 9,83 tỷ USD (chiếm gần 30% tổng nợ) và tới năm 2023, nợ phải trả đã cán mốc 10 tỷ USD (chiếm 29% tổng nợ). Số liệu: AON Plc, Dân Việt tổng hợp Liên quan tới tòa nhà Landmark 72, hiện nay, AON Plc đang rao bán tòa tháp này với giá khoảng hơn 18.000 tỷ đồng. Được biết, vào hồi năm 2015, AON Plc đã cạnh tranh với hai nhà đầu tư khác là Goldman Sachs (một ngân hàng đầu tư ở Mỹ) và quỹ đầu tư quốc gia Qatar Investment Authority (QIA) và dành quyền mua lại thành công khu phức hợp Keangnam Landmark 72 với giá 454 tỷ won. Vào thời điểm đó, Landmark 72 đang là tòa nhà cao nhất Việt Nam. Theo báo cáo mới nhất của Avision Young Việt Nam, Landmark 72 đang nằm trong top tòa nhà văn phòng cho thuê đắt đỏ bậc nhất Thủ đô với 36 USD/m2/tháng, chưa kèm phí dịch vụ 6,8 USD/m2. Tính đến cuối 2023, tỷ lệ lấp đầy văn phòng lại tòa nhà này là 98%.