Nội dung liên quan Thái Lan, Tin Quốc Tế

Báo Bnews,

Áp dụng linh hoạt và có hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 15:23:14 14/10/2024 theo đường link https://bnews.vn/ap-dung-linh-hoat-va-co-hieu-qua-cac-bien-phap-phong-ve-thuong-mai/350001.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Your browser does not support the audio element.
BNEWS
Áp dụng linh hoạt, hiệu quả công cụ phòng vệ thương mại là giải pháp tạo môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch cho doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế toàn cầu.
Đây là nhận định của các chuyên gia tại Diễn đàn phòng vệ thương mại lần thứ nhất: Tăng cường năng lực nội sinh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững do Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11/10.
Ông Trịnh Anh Tuấn, Cục Trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho biết: Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng mang tính thời đại. Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính tới nay, Việt Nam đã ký kết và đang đàm phán 19 hiệp định thương mại tự do (FTA). Có thể nói rằng Việt Nam là một trong những quốc gia có độ mở lớn nhất và đã ký kết nhiều FTA nhất trên thế giới. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 15,4%; nhập khẩu tăng 17,3. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 20,79 tỷ USD. Theo ông Trịnh Anh Tuấn, mặc dù thời gian qua, xuất khẩu hàng hóa có nhiều khởi sắc và dư địa mở rộng thị trường còn rất lớn, song các doanh nghiệp cũng đối mặt với không ít thách thức. Một trong số đó là việc các nước tiến hành điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng nhiều. Ở chiều ngược lại, việc mở cửa thị trường nội địa cho hàng hóa từ các nước đối tác cũng giúp thị trường Việt Nam sôi động và cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, khi thuế quan ưu đãi được cắt giảm nhanh, nguy cơ hàng nước ngoài nhập khẩu ồ ạt hoặc cạnh tranh không lành mạnh vào Việt Nam gây thiệt cho các ngành sản xuất trong nước. Vì vậy, việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại là cần thiết để chống lại hiện tượng hàng nhập khẩu cạnh tranh không công bằng gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước. Ông Vũ Tuấn Nghĩa, Phó Trưởng phòng Phòng Điều tra bán phá giá và trợ cấp, Cục Phòng vệ thương mại, cho biết: Tính từ vụ việc phòng vệ thương mại đầu tiên năm 2009 đến nay, Việt Nam đã tiến hành 30 cuộc điều tra và đang áp dụng 22 biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hoá nhập khẩu. Tổng doanh thu hàng năm từ các doanh nghiệp sản xuất trong nước tham gia các vụ phòng vệ thương mại ước đạt 475.000 tỷ đồng. Thu ngân sách hàng năm từ thuế phòng vệ thương mại đạt từ 1.200 – 1.500 tỷ đồng. Từ các vụ việc cụ thể của ngành sắt thép, mía đường cho thấy, trong những năm qua, công tác phòng vệ thương mại đã phát huy hiệu quả tích cực, với hàng loạt vụ kiện thành công, giúp bảo vệ hàng trăm ngàn việc làm cho người lao động, bảo toàn lợi ích của các ngành sản xuất chiến lược và củng cố vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường toàn cầu. Thông qua việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại, nhiều doanh nghiệp đã có điều kiện tái cấu trúc, đầu tư vào công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Đây không chỉ là những giải pháp đối phó ngắn hạn mà còn là bước đi chiến lược, giúp doanh nghiệp phát triển năng lực nội sinh - yếu tố cốt lõi để đảm bảo tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Ông Đinh Quốc Thái, Tổng Thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam, chia sẻ: Sắt thép là một trong những ngành sản xuất công nghiệp quan trọng của Việt Nam, tuy nhiên có thời điểm thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc chiếm tới 62% tổng lượng nhập khẩu thép. Việc bán phá giá của thép nhập khẩu tạo nên sức ép cạnh tranh nặng nề cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Rất nhiều doanh nghiệp thép Việt Nam mất khách hàng, giảm doanh thu dẫn đến thua lỗ, đối diện nguy cơ phá sản.
Trong bối cảnh đó, để bảo vệ ngành sản xuất trong nước và công ăn việc làm cho người lao động, các doanh nghiệp ngành thép đã tập hợp lại, cùng với sự hỗ trợ của Cục Phòng vệ thương mại khởi xướng vụ kiện chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép từ Trung Quốc. Sau khi Bộ Công Thương áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, tình hình sản xuất của doanh nghiệp trong nước đã được cải thiện đáng kể cả về doanh thu, thị phần, lợi nhuận. Nhờ đó, tạo môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch, giúp doanh nghiệp sản xuất có nguồn lực tái tục đầu tư, đóng góp ngân sách. Đồng thời, bảo vệ công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động trực tiếp và gián tiếp. “Áp dụng linh hoạt và có hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại chính đáng, ngành thép Việt Nam đang tăng trưởng rất khả quan. Các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào máy móc, công nghệ, phát triển thêm nhiều sản phẩm mới, nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngành thép Việt Nam đã vươn từ vị trí thứ 17 (năm 2019) lên thứ 12 thế giới (năm 2023); hiện đứng đầu khu vực Đông Nam Á với đóng góp ngân sách Nhà nước 12.000 tỷ đồng.”, ông Đinh Quốc Thái cho biết thêm. Từng “lao đao” khi phải đối mặt với việc cạnh tranh không lành mạnh từ hàng hoá nhập khẩu, mía đường Việt Nam đã vực dậy chuỗi giá trị nhờ có sự hỗ trợ của hàng loạt công cụ phòng vệ như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và chống lẩn tránh. Ông Trần Vĩnh Trung, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết: Việt Nam bắt đầu triển khai chương trình sản xuất 1 triệu tấn đường từ năm 1995 và đặt mục tiêu 2 triệu tấn đường vào năm 2020. Tuy nhiên, khi nhiều địa phương đã xây dựng được vùng nguyên liệu và sản xuất ổn định thì năm 2020, khi Việt Nam mở cửa thị trường theo Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA), đường giá rẻ từ Thái Lan ồ ạt đổ bộ trong thời gian ngắn khiến giá đường trong nước giảm sâu, doanh nghiệp thua lỗ đóng cửa hàng loạt, nông dân không bán được mía cho ai. Sau thời gian thu thập đủ hồ sơ chứng minh ngành mía đường Thái Lan nhận trợ cấp từ Chính phủ và bán phá giá tại Việt Nam gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất trong nước, Hiệp hội Mía đường Việt Nam và Cục Phòng vệ thương mại đã khởi xướng điều tra và đến tháng 6/2021 thì chính thức áp dụng thuế chống bán phá giá với đường nhập khẩu từ Thái Lan.
Tiếp theo đó là áp dụng thuế chống lẩn tránh đối với đường Thái Lan xuất khẩu vào Việt Nam thông qua nước thứ 3 khác. Từ đó đến nay, ngành mía đường trong nước từng bước khôi phục được hoạt động sản xuất, người dân trồng mía có nơi tiêu thụ ổn định, yên tâm tái canh. Ở góc độ chuyên gia tư vấn cho các hiệp hội ngành hàng, ông Lê Sỹ Giảng, Giám đốc Điều hành GH Consults nhận định: So với các quốc gia khác, Việt Nam hội nhập kinh tế nhanh nhưng kinh nghiệp áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại còn rất ít. Với những diễn biến của thị trường thế giới hiện nay, dự báo trong 10 – 15 năm tiếp theo, việc cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt và các công cụ phòng vệ thương mại sẽ được nhiều quốc gia vận dụng triệt để. Điều đáng mừng là trong 5 -7 năm gần đây hiểu biết và khả năng vận dụng phòng vệ thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam có tiến triển, do tốc độ mở cửa kinh tế nhanh, áp lực cạnh tranh, va chạm với các thị trường ngày càng lớn. Trong bối cảnh đó, Cục Phòng vệ thương mại đã và đang hoạt động rất tích cực là điểm tựa vững chắc cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, phòng vệ thương mại là công cụ bảo vệ ngành hàng, không phải bảo vệ từng doanh nghiệp riêng lẻ. Vì vậy, để áp dụng hiệu quả các công cụ này, vai trò tập hợp, liên kết của hiệp hội ngành hàng là vô cùng quan trọng. Bản thân mỗi doanh nghiệp cũng cần nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc tham gia các vụ việc phòng vệ thương mại để có sự chia sẻ, đồng hành hướng tới bảo vệ quyền lợi chung một cách chính đáng.
Sao chép thành công