Nội dung liên quan Xã Hoài Đức, Huyện Lâm Hà, Tỉnh Lâm Đồng, Tin Trong Nước
Báo Dân Việt | Đọc Tin Tức Online Nhanh Mới Nhất 24h,
Ba khó khăn của một Nông dân Việt Nam xuất sắc đến từ Lâm Đồng khi làm nông nghiệp tuần hoàn
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
14:30:53 20/09/2024
theo đường link
https://danviet.vn/ba-kho-khan-cua-mot-nong-dan-viet-nam-xuat-sac-den-tu-lam-dong-khi-lam-nong-nghiep-tuan-hoan-202409191025495.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Văn Long Anh Bùi Ngọc Châu (xã Hoài Đức, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 khi sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, tuy nhiên, anh đang gặp 3 khó khăn rất lớn về thị trường, vốn và tạo vùng trồng liên kết. Bình luận Trung tuần tháng 9, phóng viên Dân Việt đã có buổi trao đổi với anh Bùi Ngọc Châu, một trong 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 trên cả nước. Anh Châu hiện đang canh tác 3ha trồng các loại rau, củ, quả theo hướng nông nghiệp tuần hoàn với triết lý "biển, vườn, ao, chuồng, ruộng, rừng" tại xã Hoài Đức, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Đây là mô hình sản xuất nông nghiệp do chính anh Bùi Ngọc Châu sáng lập trong quá trình làm nông của mình. Chính vì vậy, trang trại làm nông nghiệp của anh Châu có đủ các yếu tố tạo nên nền nông nghiệp bền vững, tuần hoàn, tốt cho sức khỏe và bảo vệ môi trường. Nông dân Việt Nam xuất sắc tại tỉnh Lâm Đồng Bùi Ngọc Châu (phải) bên những cây rau cải xanh tốt trồng trong trang trại của mình. Ảnh: Văn Long. "Hiện nay, chúng tôi đang trồng khoảng 30 loại rau, củ, quả theo hướng cuốn chiếu theo thời vụ. Chúng tôi sử dụng công nghệ hữu cơ vi sinh, phân bón hữu cơ để cải tạo đất, phục hồi đất. Hiện, năng suất các loại rau của tôi vào khoảng 70-80 tấn/năm/ha, tạo nên doanh thu từ 10-20 triệu đồng mỗi ngày", anh Châu chia sẻ. Tuy nhiên, quá trình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ, anh Châu đang gặp nhiều khó khăn như vấn đề thị trường, vốn và tạo vùng trồng liên kết để tăng sản lượng nông sản. Theo anh Châu, hiện nay người làm nông nghiệp hữu cơ đang gặp khó khăn lớn về thị trường. Do quy mô các mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn đang còn nhỏ lẻ, diện tích nhỏ dẫn đến thị trường tiêu thụ nhỏ. Vì vậy, người dân đang gặp khó khăn khi tổ chức sản xuất và đưa ra các giải pháp hiệu quả cho việc tiếp cận thị trường một cách tốt nhất. Anh Châu tự thu hoạch rau được trồng trong trang trại nông nghiệp tuần hoàn tại xã Hoài Đức, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Văn Long. Đi giữa khu vườn trồng rau hữu cơ của mình, Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 tại tỉnh Lâm Đồng chia sẻ: "Chúng tôi cũng đang gặp khó khăn về vốn. Hiện nay, với mô hình nông nghiệp hữu cơ thì việc cải tạo đất, phục hồi đất trồng cần chi phí khá lớn. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được sự hỗ trợ của các cấp, ngành chức năng, vì vậy chúng tôi gặp khó khăn khi sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Ngoài ra, việc liên kết vùng trồng để nâng cao sản lượng cũng đang gặp rào cản lớn vì người dân chưa tiếp cận được mô hình nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ một cách bài bản và chuyên nghiệp. Vì vậy, người dân vẫn còn e ngại, chưa dám đầu tư, sản xuất". Hiện anh Châu đang gặp 3 khó khăn lớn nhất khi sản xuất nông nghiệp tuần hoàn là thị trường, vốn và xây dựng chuỗi liên kết. Ảnh: Văn Long. Trong thời gian sắp tới, anh Châu mong muốn được sự hỗ trợ của Hội Nông dân các cấp để tổ chức liên kết người dân, đào tạo, chia sẻ mô hình, giúp cộng đồng làm nông nghiệp hữu cơ mở rộng, giúp sản lượng nông sản tăng. Từ đó, tối ưu hóa logistics, tối ưu hóa việc cung cấp đa dạng sản phẩm ra thị trường để nâng cao thị trường đầu ra, giúp người mua dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Trang trại của anh Châu mỗi năm cung cấp ra thị trường từ 70-80 tấn rau sạch. Ảnh Ngọc Châu. Song song với đó, khi mở rộng sản xuất, anh Châu và người dân cũng cần chính quyền, ngân hàng hỗ trợ nguồn vốn để đầu tư phân bón, phòng phòng trừ nấm bệnh, làm công nghệ bảo quản sau thu hoạch giúp chuỗi liên kết nông sản của anh được đưa đến người tiêu dùng một cách chuyên nghiệp và bài bản.