Nội dung liên quan Xã Công Bằng, Huyện Pác Nặm, Tỉnh Bắc Kạn, Tin Trong Nước
Báo điện tử Đại biểu nhân dân,
Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
03:37:54 29/09/2024
theo đường link
https://daibieunhandan.vn/bac-kan-xay-dung-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-on-dinh-phat-trien-post391506.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Báo Đại biểu Nhân dân Xác định Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS. Nâng cao đời sống cho đồng bào Theo các Quyết định của Chính phủ và Ủy ban Dân tộc đang được áp dụng, tỉnh Bắc Kạn có 34 xã khu vực I, 7 xã khu vực II và 67 xã khu vực III, có 648 thôn đặc biệt khó khăn. Dân số của tỉnh khoảng 320.000 người, gồm 7 dân tộc chủ yếu (Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa và Sán Chay), trong đó dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 88%. Nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch và nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện đối với từng chương trình, đề án, chính sách dân tộc; chỉ đạo các đơn vị, địa phương nghiêm túc thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc và Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Với tính bao phủ toàn diện các lĩnh vực, Chương trình đang bước đầu tạo ra thay đổi tích cực tại các địa bàn khó khăn. Trong hai năm 2022, 2023, từ nguồn vốn của Chương trình, đã có hàng trăm công trình, dự án được đầu tư, tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt của người dân đang dần tháo gỡ. Cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi cũng đang dần hoàn thiện giúp việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền trở nên dễ dàng hơn, tạo ra nhiều kỳ vọng cho hộ nghèo vùng DTTS. Việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của các vùng đã tạo ra nhiều kỳ vọng cho đồng bào vùng DTTS. Ảnh: Thu Trang Đơn cử như việc cải tạo, nâng cấp 6 công trình chợ tại các xã Công Bằng, Bằng Thành (huyện Pác Nặm); Hiệp Lực, Thuần Mang (huyện Ngân Sơn); Quang Phong (huyện Na Rì) và xã Yên Hân (huyện Chợ Mới) nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán trao đổi hàng hoá và tiêu dùng của Nhân dân. Đồng thời, tỉnh đã thực hiện 57 công trình nước sinh hoạt tập trung tại các thôn, bản còn khó khăn về nước sạch; giao trên 18 tỷ đồng cho các địa phương mua téc, vòi dẫn nước, tạo nguồn nước sinh hoạt cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ DTTS, góp phần mang lại nguồn nước bảo đảm, giúp nâng cao sức khoẻ của cộng đồng. Ngoài ra, tỉnh cũng thường xuyên theo dõi, nắm tình hình địa bàn vùng DTTS, đặc biệt là các điểm tiềm ẩn nguy cơ phức tạp về an ninh trật tự, thiên tai, dịch bệnh và duy trì hoạt động của nhóm zalo tháo gỡ khó khăn cho các địa phương… Qua đó đã giúp các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước được triển khai đầy đủ, kịp thời và đúng quy định, tạo điều kiện trực tiếp cho đồng bào DTTS vùng đặc biệt khó khăn có điều kiện phấn đấu vươn lên phát triển sản xuất và ổn định cuộc sống. Kịp thời tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Tỉnh Bắc Kạn được phân bổ gần 1.100 tỷ đồng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (bao gồm năm 2022, 2023 chuyển sang) gồm: vốn đầu tư trên 469 tỷ đồng; vốn sự nghiệp trên 603 tỷ đồng. Đến nay, tỉnh đã giao chi tiết 100% kế hoạch vốn, dự toán năm 2024 cho các đơn vị, địa phương. Tuy nhiên tiến độ triển khai Chương trình còn chậm, tỷ lệ giải ngân thấp, nhất là đối với nguồn kinh phí sự nghiệp. Hiện mới giải ngân hơn 49 tỷ đồng, đạt 8,19% kế hoạch vốn thực hiện. Lý giải nguyên nhân trên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Triệu Thị Thu Phương cho biết, quá trình triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi phát sinh nhiều bất cập, hệ thống văn bản hướng dẫn nhiều nhưng chưa đầy đủ, thống nhất và kịp thời. Ngoài ra, một số kiến nghị về khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chưa được Ủy ban Dân tộc tháo gỡ kịp thời nên địa phương chưa đủ cơ sở thực hiện, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện Chương trình. Trong khi đó, năng lực đội ngũ cán bộ cấp xã còn thiếu và yếu. Công tác theo dõi, tổng hợp, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện công tác dân tộc nói chung và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi còn hạn chế, chất lượng thông tin báo cáo chưa đầy đủ. Hiện nay trên địa bàn vùng DTTS đang triển khai một số chương trình có nội dung hỗ trợ giống nhau nhưng định mức hỗ trợ khác nhau nên người dân có sự so sánh, lựa chọn... Với vai trò là cơ quan tham mưu giúp việc cho UBND tỉnh, thời gian tới, nhằm nâng hiệu quả việc thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn, Ban Dân tộc sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ liên quan đến công tác dân tộc. Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác tổ chức thực hiện để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Để chuẩn bị tốt công tác tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV.2024, Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành kế hoạch tổ chức Đại hội cấp tỉnh, cấp huyện với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến nay, 8/8 huyện, thành phố đã tổ chức xong đại hội; cấp tỉnh đang hoàn chỉnh các nội dung để tổ chức Đại hội dự kiến vào tháng 10.2024.Trần Tâm