Nội dung liên quan Xã Thái Thủy, Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình, Tin Trong Nước
Báo Nhân Dân,
Bài 1: Thiếu quyết liệt trong việc tu bổ, nâng cấp
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
11:58:31 29/09/2024
theo đường link
https://nhandan.vn/bai-1-thieu-quyet-liet-trong-viec-tu-bo-nang-cap-post833743.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Khu vực các tỉnh miền trung hiện có hệ thống hồ, đập khá lớn. Các công trình này đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết, thoát lũ, góp phần giảm thiệt hại do thiên tai gây ra. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều công trình hồ, đập bị xuống cấp, cần được sửa chữa, gia cố để bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ. Hồ chứa nước Thủy điện Sông Tranh 2, một trong những công trình thủy điện lớn tại Quảng Nam. Bắc Trung Bộ hiện có 2.323 hồ chứa, trong đó có 145 hồ hư hỏng, xuống cấp và 52 hồ đang thi công. Nam Trung Bộ có 517 hồ, hiện có 26 hồ hư hỏng, xuống cấp và 19 hồ đang thi công. Mặc dù thời gian qua nhiều địa phương đã có chủ trương tu bổ, nâng cấp các công trình thủy lợi xuống cấp, song, tiến độ thực hiện còn chậm, thiếu sự quyết liệt, khiến người dân vùng hạ du nơm nớp nỗi lo khi mưa lũ đến. Phần lớn hồ, đập thủy lợi ở các tỉnh khu vực miền trung được đầu tư xây dựng đã lâu, các hạng mục còn tạm bợ hoặc hư hỏng nặng. Vì thế, công tác bảo đảm an toàn hồ, đập luôn được đặt lên hàng đầu khi bước vào mùa mưa lũ. Nỗi lo còn đó Nằm ở Bắc Trung Bộ, tỉnh Quảng Bình hiện có 151 hồ chứa, 193 đập thủy lợi. Bên cạnh 35 hồ chứa lớn và vừa do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình quản lý, được lập quy trình vận hành hồ chứa, phương án bảo vệ đập, ứng phó thiên tai thì phần lớn số hồ quy mô nhỏ do chính quyền địa phương quản lý đều chưa làm tốt công tác an toàn hồ, đập theo quy định của Nghị định số 114/2018/NĐ-CP. Sau thời gian dài sử dụng, do ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai, nhất là đợt mưa lũ lịch sử cuối năm 2020 đã làm cho nhiều hạng mục của hàng chục hồ chứa nước tại Quảng Bình xuống cấp trầm trọng. Từ nhiều năm nay, hồ Dạ Lam ở thôn Nam Thái, xã miền núi Thái Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) là mối lo của hàng chục hộ dân ở phía hạ du khi vào mùa mưa lũ. Hồ có dung tích 0,67 triệu m3 nước phục vụ tưới cho hơn 50 ha lúa, cây trồng trên địa bàn. Sau gần 40 năm xây dựng và phục vụ sản xuất, đến nay hồ đã xuống cấp nghiêm trọng. Thân đập đắp bằng đất nay bị thấm, mái đập biến dạng. Cống hư hỏng hoàn toàn không vận hành được. Trận lũ năm 2020, hồ chứa này cận kề nguy cơ bị vỡ, chính quyền địa phương phải huy động lực lượng, phương tiện đào mở rộng tràn để thoát lũ mới giữ được an toàn đập. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thái Thủy Lê Thuận Văn đưa chúng tôi ra phía tràn xả lũ của hồ Dạ Lam và cho biết, tràn xuống cấp không bảo đảm thoát lũ nên nguy cơ vỡ đập bất cứ lúc nào. Vì thế, cứ đến mùa mưa lũ, Ủy ban nhân dân xã phải lên kế hoạch di dời các hộ dân ở ngay dưới chân đập đến nơi an toàn và cử tổ dân quân cơ động dùng bạt phủ lên mái đập phía thượng lưu để hạn chế nước thấm, rò rỉ qua thân đập. “Để ứng phó với bão số 4 vừa qua, hồ được phép không tích nước nhưng lực lượng dân quân cơ động của xã cũng phải ứng trực 24/24 giờ cho đến khi đợt mưa lũ giảm xuống mới thôi. Không chỉ năm nay mà từ 2020 đến nay, hễ vào mùa mưa lũ, chúng tôi luôn phải vất vả để giữ an toàn cho hồ chứa này bởi để xảy ra vỡ đập thì sẽ gây thiệt hại rất lớn đối với người và tài sản của nhân dân”- đồng chí Lê Thuận Văn nói. Cũng với tình trạng tương tự, do biến đổi khí hậu cực đoan cũng như thời gian xây dựng đã lâu khiến nhiều công trình hồ, đập thủy lợi ở tỉnh Quảng Trị hư hỏng nặng. Đơn cử, hồ chứa nước Trúc Kinh xây dựng từ năm 1992, nhiệm vụ tưới tiêu hơn 2.350 ha đất sản xuất nông nghiệp. Trong hơn 30 năm sử dụng, có vài lần được nâng cấp, gia cố nhưng hiện nhiều hạng mục của hồ chứa xuống cấp nghiêm trọng. Van tràn hỏng nặng, công năng chịu lực các cấu kiện, kết cấu không bảo đảm an toàn nên tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố bất cứ lúc nào. Đặc biệt, kết cấu chịu lực của hạng mục tràn xả lũ và cửa van không bảo đảm như yêu cầu hồ sơ thiết kế trước đây. Còn ở hồ chứa nước Phú Dụng, đập đất xây dựng từ năm 1978, nâng cấp năm 2009 nhưng mức độ xuống cấp ở mức rất cao. Hiện nay, đập có hiện tượng thấm mạnh cực đoan, nước thấm động trên mái đập, một số vị trí bị lầy thụt, có dòng thấm tập trung cục bộ. So với 2 tỉnh bắc miền trung thì tỉnh Quảng Nam có số công trình hồ thủy lợi không nhiều nhưng dung tích lớn hơn. Tỉnh hiện có 73 công trình thủy lợi, trong đó hồ Phú Ninh có sức chứa gần 500 triệu m3 nước cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp với diện tích tưới hằng năm khoảng 24.000 ha; đồng thời cấp nước phục vụ sản xuất công nghiệp và dân sinh ở khu vực phía nam của tỉnh. Những năm gần đây, với nguồn tài trợ của Ngân hàng Thế giới, Quảng Nam đã triển khai tiểu dự án sửa chữa, nâng cao an toàn đập cho 17 hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh, với nguồn vốn hơn 299 tỷ đồng nên cơ bản bảo đảm an toàn cho công trình và vùng hạ du. Quảng Nam hiện có 34 công trình thủy điện đang vận hành phát điện, với tổng công suất hơn 1.596MW. Theo báo cáo của các chủ đập, các đập, hồ chứa thủy điện ở Quảng Nam đều ở trạng thái bình thường; các thiết bị vận hành đập đều được kiểm tra, vận hành thử và vận hành bình thường trước mùa mưa bão năm 2024. Tuy nhiên, quá trình quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thủy điện tại Quảng Nam vẫn còn nhiều bất cập, nhất là trong công tác vận hành điều tiết lũ ở vùng hạ du. Việc cấp bách-vốn chậm Theo Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Quảng Bình Trần Xuân Tiến, qua kiểm tra, rà soát cho thấy có 35 hồ chứa vừa và nhỏ trong tỉnh hư hỏng xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn trước mùa mưa bão, trong đó, nguy cơ cao nhất là 2 hồ chứa nước Dạ Lam ở Lệ Thủy và Troóc Vực ở huyện Bố Trạch. Trăn trở với nỗi lo của người dân, giữa tháng 5/2024, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng đã kiểm tra an toàn hồ đập trước mùa mưa bão tại 2 hồ Dạ Lam và Troóc Vực. Đồng chí chỉ đạo trước mắt, các cơ quan liên quan của tỉnh nghiên cứu, bố trí các nguồn vốn ưu tiên nâng cấp, sửa chữa để bảo đảm công trình an toàn trong mùa mưa bão và phục vụ tốt đời sống dân sinh, sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Ngày 27/5, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm ký văn bản gửi các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo sau chuyến kiểm tra của Bí thư Tỉnh ủy. Trong đó nêu rõ, đối với 2 công trình hồ Dạ Lam và Troóc Vực, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan kịp thời nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí các nguồn vốn phù hợp nâng cấp, sửa chữa để bảo đảm an toàn công trình trong thời gian sớm nhất, hoàn thành trước ngày 15/6/2024 nhưng đến giữa tháng 9 nguồn vốn vẫn chưa được thông qua. Được biết, số vốn cần để nâng cấp 2 công trình này khoảng 35 tỷ đồng. Việc chậm bố trí vốn dẫn tới nguy cơ mất an toàn các hồ chứa trong mùa mưa bão cũng như kéo dài nỗi lo lắng của người dân ở vùng hạ du, mà trách nhiệm có phần của các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình. Trước tình hình này, tỉnh Quảng Bình “chữa cháy” bằng việc không tích nước ở 2 hồ chứa là Dạ Lam và Hóc Chọ ở thị xã Ba Đồn. Ngoài ra, đối với hồ Troóc Vực thì hạn chế tích nước và tăng cường xả tràn. Còn ở tỉnh Quảng Trị, để bảo đảm an toàn cho 2 hồ Trúc Kinh và Phú Dung, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh đề nghị cấp trên bố trí khoảng 15 tỷ đồng để sửa chữa nhưng đến nay chưa có hồi âm. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thủy lợi ở miền trung, ngay cả việc tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị bố trí vốn trong năm nay thì việc tổ chức thi công trên hiện trường các công trình cũng không thể sớm được vì các thủ tục liên quan đến dự án mất nhiều thời gian và Bắc Trung Bộ cũng đang bước vào mùa mưa lũ cho nên không thể thi công được. Tại Thừa Thiên Huế, theo ông Đỗ Văn Đính, Chủ tịch Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi Thừa Thiên Huế, hiện đơn vị đang quản lý 24 hồ chứa thủy lợi, trong đó có 8 hồ lớn, 7 hồ vừa và 9 hồ nhỏ. Đến nay, chỉ có hồ Truồi, hồ Hòa Mỹ, hồ Khe Ngang… đã tiến hành kiểm định giai đoạn 1, còn các hồ khác chưa triển khai kiểm định do thiếu kinh phí. Theo ông Đính, mặc dù chưa phát hiện sự cố lớn nhưng một số hạng mục phụ trợ đã xuống cấp, đập đất có hiện tượng trượt mái và thấm nhẹ, các thiết bị cơ khí xuống cấp… Trong đó, các hồ Khe Bội, A Lá, Khe Nước… và đập ngăn mặn Thảo Long đã xuống cấp, hư hỏng nặng. Bên cạnh đó, nhiều công trình hồ chứa do huyện, thị xã, xã, phường quản lý được xây dựng cách đây hơn 30 năm đã xuống cấp và nằm gần khu dân cư, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn như các hồ Trằm Giàng, Trằm Nãi (huyện Phong Điền); các hồ đập Bao, Đồng Bào, Thủy Lập (huyện Quảng Điền)… (Còn nữa)