Báo điện tử Đại biểu nhân dân,

Bài 3: Đổi thay từ cách làm mới

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 12:48:23 07/10/2024 theo đường link https://daibieunhandan.vn/bai-3-doi-thay-tu-cach-lam-moi-post392394.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Báo Đại biểu Nhân dân
Những kết quả đạt được trong công tác dân tộc có sự đóng góp rất lớn của đồng bào các dân tộc ở tất cả các lĩnh vực, góp phần đổi mới vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất; nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, thu nhập cao; người dân nhiệt tình hưởng ứng phong trào hiến đất, chặt bỏ cây gỗ giá trị mà không yêu cầu đền bù, huy động được nhiều nguồn lực từ người dân thực hiện nông thôn mới…
Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, thu nhập cao
5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ III, năm 2019, có thể khẳng định, cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Bắc Kạn ngày càng quan tâm đến công tác dân tộc, đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Thông qua các chương trình, chính sách, các biện pháp cụ thể gắn với nỗ lực vươn lên đồng bào các dân tộc đã thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số ngày càng phát triển, quốc phòng an ninh được củng cố. Bản sắc văn hóa dân tộc được bảo tồn, phát huy; hệ thống chính trị được củng cố và phát triển về mọi mặt; khối đại đoàn kết giữa các dân tộc được tăng cường. Nhận thức của cán bộ, đảng viên về công tác dân tộc đã chuyển biết rõ nét; phần lớn đồng bào các dân tộc thiểu số đã có chuyển biến về nhận thức, có ý chí vươn lên thoát nghèo, hạn chế việc trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước; luôn tin tưởng, chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Người dân vùng dự án hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho nông hộ ở huyện Pác Nặm đã biết thích ứng với biến đổi khí hậu trong canh tác nông nghiệp. Ảnh: Trần Tuyến
Những kết quả đạt được trong công tác dân tộc những năm qua, có sự đóng góp rất lớn của đồng bào các dân tộc ở tất cả các lĩnh vực. Đã xuất hiện nhiều tấm gương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực. Theo đó, ở lĩnh vực phát triển kinh tế, giảm nghèo, từ việc triển khai các chương trình dự án, cùng tinh thần yêu lao động, cần cù, sáng tạo, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất đã có nhiều mô hình sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi có hiệu quả thu nhập cao. Điển hình như bà Triệu Thị Lan, Bí thư Chi bộ, người có uy tín thôn Nặm Dắm, xã Cường Lợi, huyện Na Rì; ông Đinh Ích Tươm, người có uy tín thôn 2 Khau Cưởm, xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông; ông Đặng Hành Dũng, Giám đốc Hợp tã xã Cá hồi - Cá tầm Pù Lầu, xã Yến Dương, huyện Ba Bể; ông Dương Hồng Sinh, Trưởng thôn Khuổi Nộc, xã Lương Thượng, huyện Na Rỳ.
Tự nguyện hiến đất, chặt bỏ cây gỗ giá trị
Bên cạnh phát triển kinh tế, giảm nghèo, phong trào Bắc Kạn chung tay xây dựng nông thôn mới do tỉnh phát động đã được người dân tham gia hưởng ứng tích cực. Nhiều đại biểu đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân nhiệt tình hưởng ứng hiến đất để xây dựng các công trình phúc lợi. Đồng thời, huy động được nhiều nguồn lực trong người dân thực hiện với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Tiêu biểu như bà Lý Thị Mơ, Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông; bà Nguyễn Thị Sự, trưởng thôn Bắc Lanh Chang, xã Lục Bình, huyện Bạch Thông; ông Triệu Văn Đức, Trưởng thôn Nà Còi, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể; ông Hà Văn Hưởng, Bí thư, Chủ tịch UBND xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới; bà Doanh Thị Hiếu, người có uy tín Tiểu khu I, thị trấn Vân Tùng, huyện Ngân Sơn.
Cụ thể hơn, tại xã Cao Tân, huyện Pác Nặm, người dân đã tích cực xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, mô hình tự quản ở khu dân cư, tham gia đóng góp ngày công lao động, tiền mặt, tự nguyện hiến đất làm nhà văn hóa, làm đường giao thông nông thôn... Điển hình là công trình tuyến đường liên thôn Cốc Lải - Ta Đào, theo số liệu thống kê, toàn tuyến đường này thu hồi tới hơn 49.000 mét vuông đất của các hộ dân thôn Cốc Lải. Nhưng do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, cùng với nhận thức đúng về Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nên bà con đã đồng tình ủng hộ, nhiều hộ đã tự nguyện hiến đất, chặt bỏ cây gỗ giá trị mà không yêu cầu đền bù…
Cùng với đó, trong các phong trào thi đua yêu nước không thể không kể đến sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Trưởng Ban Công tác Mặt trận, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; nhiều Bí thư, Trưởng thôn, người có uy tín đã thực sự trở thành tấm gương mẫu mực của sự đoàn kết, vận động người dân phát triển kinh tế, bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; phong trào “ toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”. Điển hình như ông Bàn Phúc Văn, Tổ Khuổi Pái, phường Huyền Tụng, thành phố Bắc Kạn; ông Lý A Thán, Bí thư Chi bộ thôn Khâu Qua, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể; ông Đặng Tiến Liều, Người có uy tín thôn Phiêng An, xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông; bà Triệu Thúy Tình, trưởng thôn, người có uy tín thôn Khau Liêu xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn; ông Triệu Văn Quý, Bí thư chi bộ thôn Phiêng Khít xã Thượng Ân huyện Ngân Sơn; ông Thào Minh Khyào, Bí thư Chi bộ, Người có uy tín thôn Nặm Khiếu, xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm…
THANH MAI
Sao chép thành công