Nội dung liên quan Xã Đa Lộc, Huyện Châu Thành, Tỉnh Trà Vinh, Tin Trong Nước
Chuyên trang Pháp luật và Xã hội - Báo KTĐT,
Bài học đắt giá cho hành động mù quáng
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
08:25:08 02/10/2024
theo đường link
https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/bai-hoc-dat-gia-cho-hanh-dong-mu-quang-396461.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Theo luật sư, vụ án xảy ra cũng là bài học đắt giá cho người phụ nữ bắt cóc, vì mù quáng, khát khao làm mẹ mà họ đã không còn sự tỉnh táo và chắc chắn họ sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Thạch Thị Sóc Sô Khone và hình ảnh đối tượng bắt cóc trẻ em bị camera an ninh của bệnh viện ghi lại Ảnh: CA Trà Vinh Hành động dại dột của người phụ nữ CA huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh đã tạm giữ hình sự đối với nghi phạm Thạch Thị Sóc Sô Khone, SN 1986, trú tại xã Thạnh Hòa Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh về hành vi chiếm giữ trái phép người dưới 16 tuổi. Theo thông tin ban đầu, sáng 27/9, tại Khoa Sản, Bệnh viện Sản nhi Trà Vinh (địa chỉ ở huyện Châu Thành), lợi dụng lúc mọi người không chú ý, Thạch Thị Sóc Sô Khone đã thực hiện hành vi chiếm đoạt bé trai 1 ngày tuổi, là con của chị K.T.S.N, SN 1989, trú xã Đa Lộc, huyện Châu Thành. Ngay sau đó, anh C.H.C (là chồng chị N) phát hiện, truy hô và cùng mọi người bắt giữ Thạch Thị Sóc Sô Khone, đồng thời trình báo CQCA. Tại CQĐT, đối tượng khai bản thân không có khả năng sinh con. Sô Khone dự định bắt cóc đứa bé đưa về nuôi, ngụy tạo chuyện vừa sinh con cho bạn trai. Thạch Thị Sóc Sô Khone âm mưu sẽ dùng đứa bé làm điều kiện buộc bạn trai phải kết hôn với mình. Vụ việc đang được CA huyện Châu Thành tiếp tục điều tra, làm rõ. Hành vi trái pháp luật có thể bị xử lý hình sự Nhìn nhận sự việc dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, người phụ nữ bắt cóc vì đã lên kế hoạch sẽ dùng đứa bé làm điều kiện buộc bạn trai phải kết hôn với mình. Nên đã tìm cách đột nhập vào bệnh viện bắt cóc chiếm đoạt con người khác. Hành vi của đối tượng đương nhiên sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sai lầm của mình. Theo luật sư Thái, hành vi bắt cóc trẻ sơ sinh là trái pháp luật hình sự, tính chất, mức độ hành vi là đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm đến quyền nhân thân của công dân, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của trẻ em, gây mất an ninh, an toàn trật tự xã hội. Hành vi này trái pháp luật, ảnh hưởng đến tâm lý của những người làm mẹ, cũng như bệnh viện nơi cháu bé bị bắt cóc. Dù hành vi đã được ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra bất cứ hậu quả đáng tiếc nào xảy ra, nhưng hành vi đã hoàn thành. Mục đích hành vi phạm tội chỉ là chiếm đoạt trẻ em một cách bất hợp pháp để về nuôi dưỡng, chăm sóc, chứ không có bất cứ mục đích nào khác về tài sản, hay buôn bán người. Đối tượng cũng không có bất cứ yêu cầu gì về vật chất. “Đối tượng của hành vi phạm tội chính là trẻ sơ sinh, cũng là người đưới 16 tuổi”- luật sư Nguyễn Hồng Thái phân tích. Trong vụ việc này, luật sư Nguyễn Hồng Thái cho biết, nghi phạm Thạch Thị Sóc Sô Khone có thế thỏa mãn dấu hiệu tội phạm về tội danh “Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi” theo Điều 153, Bộ luật Hình sự năm 2015 với khung hình phạt là từ 3 năm đến 7 năm tù. Trường hợp hành vi được xác định là có tổ chức, đối với từ 2 người trở lên, phạm tội 2 lần trở lên thì mức hình phạt có thể từ 5 năm đến 10 năm tù... Nếu hành vi được xác định là có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm thì hình phạt có thể tới 15 năm tù. Tuy nhiên, có thể xét từ góc độ các hành vi, tính chất mức độ, cháu bé cũng không bị tổn hại sức khỏe, tinh thần thế nên hành vi này có thể xem xét ở khoản 1 Điều 153, Bộ luật Hình sự năm 2015. “Qua vụ việc này, cũng cho thấy trách nhiệm của bệnh viện, không kiểm soát chặt chẽ, không tra thông tin, có quy trình đầy đủ để lọt người lạ mặt vào thăm nom, bế trẻ đi. Vụ án dù có đi theo hướng nào đi nữa, các bên cũng cần rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc cho mình và các bệnh viện cũng cần nâng cao cảnh giác hơn nữa trong việc giám sát và không cho phép những người lạ mặt được quyền tiếp cận đến các cháu bé sơ sinh, để hạn chế tối đa những hành vi tương tự có thể xảy ra trong tương lai” - luật sư Nguyễn Hồng Thái nêu quan điểm. Theo một chuyên gia về tội phạm học, các hành vi bắt bắt cóc trẻ em ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi. Qua công tác đấu tranh về tội phạm này những năm gần đây có thể thấy, mục đích chủ yếu của các tội phạm khi bắt cóc trẻ em là tống tiền, bán cho người khác, bán cho các gia đình hiếm muộn hoặc mang về nuôi. Vị chuyên gia khuyến cáo nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn cho trẻ sơ sinh trong bệnh viện, cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra giám sát đối với các cơ sở y tế trên địa bàn, theo dõi phát hiện để phối hợp xử lý kịp thời các hành vi xâm hại đến trẻ sơ sinh trong các cơ sở y tế... Thái An