Nội dung liên quan Tỉnh Trà Vinh, Tin Trong Nước
Báo Giáo dục & Thời đại,
Băng gạc y tế từ cây lục bình của sinh viên Trường ĐH Trà Vinh
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
14:46:48 30/09/2024
theo đường link
https://giaoducthoidai.vn/bang-gac-y-te-tu-cay-luc-binh-cua-sinh-vien-truong-dh-tra-vinh-post702466.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Nhật Phong Theo dõi báo trên GD&TĐ - Băng gạc y tế làm từ sợi cellulose của cây lục bình này có công dụng hút dịch, tạo gel, độ ẩm, bảo vệ và làm lành vết thương hiệu quả. Nhóm sinh viên Trường ĐH Trà Vinh với ý tưởng băng gạc y tế từ cây lục bình. Đây là sản phẩm của nhóm sinh viên Trường Đại học Trà Vinh. Giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn dòng chảy Ý tưởng “Lucbinhgauze - băng gạc sinh học từ cây lục bình” do 5 sinh viên Trường ĐH Trà Vinh thực hiện, gồm: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trương Minh Lộc, Dương Chí Linh (ngành thương mại điện tử), Phạm Quốc Huy (ngành hóa dược), Nguyễn Thị Bích Trâm (ngành công nghệ sinh học). Ý tưởng LucbinhGauze hướng đến việc phát triển sản phẩm băng gạc y tế từ sợi cellulose của cây lục bình, sử dụng phương pháp tạo vật liệu hydrogel. Mục tiêu của ý tưởng là giải quyết vấn đề môi trường do lục bình gây ra, đặc biệt là tình trạng tắc nghẽn dòng chảy và ô nhiễm môi trường nước ở Đồng bằng sông Cửu Long. “Nhóm muốn cung cấp một sản phẩm y tế an toàn, có tính kháng khuẩn tự nhiên, thân thiện với môi trường, và phù hợp với xu hướng tiêu dùng xanh. Ngoài ra, LucbinhGauze còn góp phần phát triển kinh tế địa phương bằng cách hướng đến trở thành sản phẩm OCOP, tạo cơ hội việc làm cho người dân, đồng thời sản phẩm được định giá cạnh tranh để có thể phát triển bền vững trên thị trường”, trưởng nhóm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho biết. Lục bình có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Khoảng năm 1905, lục bình du nhập vào Hà Nội để trồng làm cây cảnh. Đây là loài thực vật thủy sinh nổi có mạch lớn thích nghi với nhiều môi trường khác nhau, lục bình có năng suất cao và khả năng sinh sản mạnh mẽ, nên đã nhanh chóng sinh sản ra khắp các con sông ở Việt Nam, đặc biệt ở các tỉnh miền Tây. Sự phát triển nhanh chóng và sinh sôi nảy nở của nó đã gây ra những thảm họa sinh thái nghiêm trọng và có tác động nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế xã hội trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Tại các sông, hồ, hồ chứa nước, lục bình đã ảnh hưởng đến giao thông, ngư nghiệp, du lịch và làm tắc nghẽn các đường ống, kênh rạch, ảnh hưởng đến việc cấp nước, tưới tiêu đô thị và công nghiệp. Băng gạc được làm từ nguyên liệu chính là lục bình kết hợp các tá dược bổ sung trong quá trình phối hợp và tạo hình sản phẩm. Băng gạc này có công dụng hút dịch, tạo gel, độ ẩm, bảo vệ và làm lành vết thương hiệu quả. "Sản phẩm băng gạc sinh học từ lục bình, bằng cách tạo vật liệu hydrogel thông qua tách chiết cellulose từ lục bình. Hiện tại, nhóm đã làm xong vật liệu hydrogel và quá trình hoàn thiện những bước cuối như kéo sợi và dệt thành băng gạc", Như Quỳnh nói. Hy vọng thương mại hóa Nguyễn Thị Bích Trâm cho biết: Em cảm thấy tự hào khi ý tưởng của nhóm có thể đóng góp một phần nhỏ vào việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Em hy vọng rằng ý tưởng của chúng em sẽ tiếp tục được hoàn thiện và ứng dụng vào thực tế, mang lại giá trị thiết thực cho xã hội. Định hướng của nhóm là góp phần phát triển kinh tế địa phương bằng cách hướng đến trở thành sản phẩm OCOP, tạo cơ hội việc làm cho người dân, đồng thời sản phẩm được định giá cạnh tranh để có thể phát triển bền vững trên thị trường. Hiện nhóm cũng có phương hướng xử lý kim loại nặng trong lục bình. ThS Nguyễn Văn Vũ An - Giám đốc Trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, Trường ĐH Trà Vinh, cho biết: "Ý tưởng này hay, đặc biệt mang tính sáng tạo, giải quyết từ những vấn đề thực tiễn của xã hội, nhất là vấn đề về lục bình. Trong đó, chú trọng vấn đề về yếu tố môi trường và tính khả thi của dự án khá cao. Các bạn có quyết tâm thực hiện dự án và có sản phẩm mẫu rồi. Hy vọng trong thời gian tới, các bạn có thể phát triển và thương mại hóa sản phẩm này". Vừa qua, “Lucbinhgauze - băng gạc sinh học từ cây lục bình” đoạt giải Nhì cuộc thi “Sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2024” do Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức; là một trong 13 ý tưởng/dự án vào chung kết cuộc thi “Khởi nghiệp xanh 2024”. PGS.TS Bạch Long Giang - Giám đốc Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo Khởi nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành thông tin, năm nay Cuộc thi Sinh viên với Ý tưởng Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo tập trung vào vấn đề cả nước và quốc tế đang quan tâm, đó là “Phát triển bền vững.” Chủ đề này sẽ được уêu cầu lồng ghép vào toàn bộ các dự án thi, từ ý tưởng đến cách tổ chức thực hiện ý tưởng, trải nghiệm khách hàng và đưa sản phẩm vào thực tế. Để các ý tưởng khởi nghiệp của ѕinh viên không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ, việc lồng ghép các tiêu chí phát triển bền vững là vô cùng cần thiết. Đây là cách để giúp các dự án khởi nghiệp của sinh viên trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư và đối tác, đồng thời tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội.