Báo điện tử Đại biểu nhân dân,

Bảo đảm định mức biên chế giáo viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục | Báo Đại biểu Nhân dân

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 23:34:12 26/09/2024 theo đường link https://daibieunhandan.vn/bao-dam-dinh-muc-bien-che-gop-phan-nang-cao-chat-luong-giao-duc-post391383.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Đây là nội dung được các đại biểu nhấn mạnh tại buổi làm việc của Ban Pháp chế HĐND tỉnh Hà Tĩnh với Sở Nội vụ vừa qua về Tờ trình, dự thảo Nghị quyết về việc quyết định số lượng hợp đồng lao động giảng dạy thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh, năm học 2024 - 2025 theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30.12.2022 của Chính phủ.
Số lượng biên chế dôi dư ở nhiều đơn vị, địa phươn
Dẫn quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định số 111/2022/NĐ-CP: “Đơn vị nhóm 4 (đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên) thuộc lĩnh vực sự nghiệp giáo dục và y tế ký kết hợp đồng lao động có thời gian không quá 12 tháng để làm công việc ở vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung…”; “số lượng người ký kết hợp đồng lao động chiếm không quá 70% số chênh lệch giữa số lượng người làm việc được giao với số lượng theo định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế ban hành” Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hà Tĩnh Lê Minh Đạo cho biết, Sở đã tham mưu xác định số lượng hợp đồng lao động với mức 70% (mức tối đa) chênh lệch giữa định mức biên chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và biên chế được giao tại các đơn vị, địa phương.
Giám đốc Sở Nội vụ Lê Minh Đạo báo cáo dự thảo các tờ trình, Nghị quyết
Trên cơ sở đó, theo báo cáo của Sở Nội vụ tỉnh Hà Tĩnh, năm học 2024-2025, số lượng biên chế giáo viên mầm non và phổ thông công lập tính theo Thông tư số 19/2023/TT-BGDĐT, Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT đang dôi dư ở nhiều đơn vị, địa phương. Lý do, biên chế giáo viên theo quy định tại Thông tư mới được tính trên số lớp (theo sĩ số học sinh/lớp tối đa) mà không phải căn cứ vào số lớp (theo sĩ số học sinh/lớp thực tế) như trước đây… Theo đó, tổng dôi dư tại các trường mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh là 1.852 biên chế giáo viên. Trong đó, bậc học mầm non có 12/13 địa phương dôi dư với tổng 605 biên chế giáo viên; bậc học tiểu học có 6/13 địa phương dôi dư với tổng 137 biên chế giáo viên; bậc học THCS có 12/13 địa phương dôi dư với tổng 681 biên chế giáo viên; bậc học THPT dôi dư tổng 429 biên chế giáo viên.
Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phan Thị Tố Hoa phát biểu
Còn đối với các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) cấp huyện (áp dụng đối với các đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, nhóm 4): căn cứ, vận dụng Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT với định mức 45 học viên/lớp; 1,67 giáo viên/lớp; số lượng hợp đồng giáo viên Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP được xác định là 18 (huyện Can Lộc 3, Hương Khê 7, Hương Sơn 3, Đức Thọ 5)… Trong năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo đang biệt phái 10 trường hợp giáo viên các trường THPT đến các địa phương có số lượng hợp đồng theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP (Đức Thọ 3, Hương Khê 4, Can Lộc 2, Hương Sơn 1).
Tuy nhiên, áp dụng quy định các Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì một số địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh còn thiếu giáo viên. Cụ thể, bậc mầm non 12 giáo viên (huyện Lộc Hà); bậc tiểu học 25 giáo viên (huyện Kỳ Anh 4, Cẩm Xuyên 12, Lộc Hà 7, TP Hà Tĩnh 2); bậc THCS thiếu tổng 13 giáo viên (thị xã Kỳ Anh)… Còn các Trung tâm GDNN-GDTX (sau khi cân đối, trừ số giáo viên THPT biệt phái năm học 2024-2025) còn thiếu 8 giáo viên (gồm các huyện: Đức Thọ 2, Hương Khê 3, Can Lộc 1 và Hương Sơn 2).
Phó Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Thái Văn Sinh phát biểu
Tại buổi làm việc của Ban Pháp chế HĐND tỉnh Hà Tĩnh với Sở Nội vụ chiều 24.9, trên cơ sở nghiên cứu các Tờ trình, dự thảo Nghị quyết về việc quyết định số lượng hợp đồng lao động giảng dạy thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm học 2024-2025 theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30.12.2022 của Chính phủ do Sở Nội vụ tỉnh Hà Tĩnh trình, các đại biểu cũng đặt ra một số vấn đề băn khoăn liên quan đến: nguyên nhân chậm xử lý các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; giải pháp khắc phục các khó khăn, vướng mắc trong thừa, thiếu giáo viên; phương án ký hợp đồng lao động đối với giáo viên các xã, phường, đơn vị đang sáp nhập, mở rộng, điều chỉnh địa giới hành chính…
Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nhuần phát biểu
Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nhuần đề nghị Sở Nội vụ quan tâm sắp xếp, bảo đảm định mức số học sinh trên lớp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; có phương án tổng thể trong bố trí, sắp xếp, ký hợp đồng lao động đối với giáo viên trên địa bàn toàn tỉnh… Đồng thời, nghiên cứu, xem xét thực tiễn thừa, thiếu cục bộ giáo viên để tính toán việc phân bổ khoa học và mang tính dài hơi cho các năm tiếp theo, chứ không chỉ đáp ứng cho riêng năm học 2023 – 2024.
Tăng cường tuyên truyền
Liên quan chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025, Tờ trình của UBND tỉnh Hà Tĩnh nêu rõ: Về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện: điều chỉnh, mở rộng địa giới đơn vị hành chính thành phố Hà Tĩnh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 11 xã thuộc huyện Thạch Hà, gồm Đình Bàn, Thạch Hải, Thạch Hội, Thạch Khê, Thạch Lạc, Thạch Thắng, Thạch Trị, Thạch Văn, Tượng Sơn, Tân Lâm Hương, Thạch Đài và 2 xã thuộc huyện Cẩm Xuyên, gồm Cẩm Vịnh và Cẩm Bình; xã Hộ Độ (Lộc Hà) vào thành phố Hà Tĩnh… Đồng thời, nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 11 xã, thị trấn còn lại của huyện Lộc Hà, gồm thị trấn Lộc Hà, xã Thịnh Lộc, Tân Lộc, Hồng Lộc, Ích Hậu, Phù Lưu, Thạch Mỹ, Mai Phụ, Bình An, Thạch Kim và Thạch Châu vào phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số còn lại của huyện Thạch Hà.
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Nguyễn Đức Tới phát biểu
Về sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp xã: thành lập phường Trần Phú thuộc thành phố Hà Tĩnh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô quy mô dân số của phường Thạch Linh và phần lớn diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Trần Phú (trừ toàn bộ tổ dân phố 6); thành lập phường Bắc Hà, thành phố Hà Tĩnh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Bắc Hà; toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Nguyễn Du và toàn bộ tổ dân phố 6 của phường Trần Phú; thành lập các phường mới gồm: Thạch Hưng, Thạch Trung, Thạch Hạ, Đồng Môn thuộc thành phố Hà Tĩnh trên cơ sở giữ nguyên trạng của các xã Thạch Hưng, Thạch Trung, Thạch Hạ, Đồng Môn.
Quang cảnh cuộc làm việc
Bên cạnh đó, thành lập phường Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh) trên cơ sở nguyên trạng của xã Kỳ Nam; thành lập phường Kỳ Ninh (thị xã Kỳ Anh) trên cơ sở nguyên trạng của xã Kỳ Ninh... Thành lập xã Hàm Trường (huyện Hương Sơn) trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Sơn Hàm và toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Sơn Trường; thành lập xã Châu Bình (huyện Hương Sơn) trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Sơn Châu và toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Sơn Bình; thành lập xã Mỹ Long (huyện Hương Sơn) trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Sơn Long và toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Sơn Trà…
Bí thư Huyện ủy Vũ Quang Nguyễn Thị Việt Hà phát biểu
Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Trung Lộc vào thị trấn Đồng Lộc (huyện Can Lộc); nhập toàn bộ diện tích, quy mô dân số của xã Phú Phong, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Hương Xuân và một phần diện tích, quy mô dân số của xã Phú Gia vào thị trấn Hương Khê (huyện Hương Khê). Thành lập thị trấn Kỳ Đồng (huyện Kỳ Anh) trên cơ sở nguyên trạng của xã Kỳ Đồng.
Thảo luận về nội dung nay, đa số các đại biểu bày tỏ tán thành chủ trương sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị xem xét thật kỹ các phương án bố trí trụ sở, dôi dư cán bộ, sắp xếp bộ máy… sau điều chỉnh, mở rộng địa giới đơn vị hành chính vì sự phát triển chung của tỉnh trong tương lai; xem xét cụ thể, cẩn trọng trong việc hợp đồng lao động, bảo đảm quy định và thực tiễn cuộc sống…
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Trần Nhật Tân phát biểu
Theo Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Nhật Tân và Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nhuần, cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền việc sáp nhập, mở rộng, điều chỉnh địa giới hành chính; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng Nhân dân… Việc bố trí, sắp xếp bộ máy các xã, đơn vị sự nghiệp công lập phải bảo đảm; kịp thời ban hành chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp; tạo điều kiện về thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân sau sáp nhập…
Diệp Anh - Lưu Thành
Sao chép thành công