Báo Dân Trí,
Bão Krathon suy yếu, di chuyển ra ngoài Biển Đông
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
13:19:11 03/10/2024
theo đường link
https://dantri.com.vn/xa-hoi/bao-krathon-suy-yeu-di-chuyen-ra-ngoai-bien-dong-20241003084110559.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(Dân trí) - Trưa 3/10, Cơ quan khí tượng cho biết bão Krathon đã di chuyển ra ngoài Biển Đông và không có khả năng quay trở lại. Dự báo, ngày và đêm 3/10, ở vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có mưa bão; vùng biển từ Quảng Trị đến Khánh Hòa có mưa rào và dông. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 7h ngày 3/10, vị trí tâm bão Krathon (bão số 5) ở vào khoảng 22,5 độ Vĩ Bắc; 120,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam của đảo Đài Loan (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Bão di chuyển chậm theo hướng Đông Bắc, tốc độ 5-10km/h. Cơ quan khí tượng dự báo từ 24 đến 36 giờ tới, bão Krathon di chuyển ra ngoài Biển Đông và không có khả năng quay trở lại. Bão Krathon đang suy yếu và sắp ra khỏi Biển Đông (Ảnh: Windy). Trong hôm nay, vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông (phía Bắc vĩ tuyến 20,5N; phía Đông kinh tuyến 118,0E) gió mạnh cấp 7-9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 15, sóng biển cao 5-7m. Biển động dữ dội. Theo dự báo của cơ quan khí tượng, trong tháng 10, nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn 0,5-1,0 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, riêng khu vực Bắc Bộ phổ biến xấp xỉ so với trung bình các năm. Về bão và áp thấp nhiệt đới, trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền của Việt Nam có khả năng ở mức xấp xỉ đến cao hơn so với trung bình nhiều năm (trung bình nhiều năm ở Biển Đông có 2 cơn, đổ bộ vào đất liền 0,8 cơn). Ở khu vực Trung Bộ có khả năng xuất hiện các đợt mưa lớn diện rộng. Ngoài ra, mưa dông trên phạm vi cả nước có thể kèm theo lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Trong thời kỳ dự báo, không khí lạnh tiếp tục có xu hướng hoạt động gia tăng về tần suất và cường độ. Theo cơ quan khí tượng, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh, dông, lốc xoáy trên biển có khả năng gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên khu vực Biển Đông.