Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Những năm đầu thế kỷ XX, Thái Bình nổi tiếng với hàng chục gánh chèo hoạt động mạnh mẽ tại nhiều làng xã.
Nam miền Bắc
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
(PLVN) - Ngày 27/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật chèo trên địa bàn tỉnh”.
Sự kiện thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu và chuyên gia, tập trung thảo luận về ba nội dung chính: nguồn gốc và lịch sử nghệ thuật chèo, thực trạng hoạt động chèo tại Thái Bình; và các giải pháp bảo tồn, phát huy nghệ thuật chèo trong bối cảnh hiện đại.
Tại hội thảo, bà Trương Thị Hồng Hạnh - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình nhấn mạnh, chèo không chỉ là một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian độc đáo mà còn là một trong những di sản văn hóa quý báu của dân tộc. Chèo đã trở thành một phần không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng sông Hồng, nơi Thái Bình được coi là “cái nôi” của nghệ thuật này.
Những năm đầu thế kỷ XX, Thái Bình nổi tiếng với hàng chục gánh chèo hoạt động mạnh mẽ tại nhiều làng xã, nổi bật là các gánh chèo Khuốc (huyện Đông Hưng), Hà Xá (huyện Hưng Hà), và Sáo Đền (huyện Vũ Thư). Nhiều thập kỷ qua, tỉnh cũng là nơi cung cấp lực lượng diễn viên, nhạc công cho các nhà hát chèo và đoàn chèo chuyên nghiệp trong cả nước.
Hiện nay, nghệ thuật chèo không chỉ được duy trì trong các hoạt động biểu diễn chuyên nghiệp mà còn lan tỏa mạnh mẽ trong phong trào văn nghệ quần chúng. Toàn tỉnh đã có hàng trăm câu lạc bộ chèo được thành lập ở các xã, phường và cơ quan, giúp người dân gần gũi hơn với loại hình nghệ thuật này.
Tháng 2/2023, Nghệ thuật trình diễn dân gian chèo Thái Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia. Đến tháng 3/2024, Chính phủ đã đồng ý đệ trình UNESCO xem xét đưa “Nghệ thuật Chèo” vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, bao gồm Thái Bình cùng 13 tỉnh, thành phố khác.
Để bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật chèo, tỉnh Thái Bình đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế và đề án. Nghị quyết số 34/2021/NQ-HĐND quy định một số chế độ đặc thù đối với nghệ sỹ và nghệ nhân có cống hiến trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Các quyết định phê duyệt đề án phát triển nghệ thuật chèo từ năm 2022 đến 2030 cũng nhấn mạnh việc tích hợp nghệ thuật chèo vào giáo dục.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình, hiện tại 100% trường học đã đưa nghệ thuật chèo vào chương trình giảng dạy với nhiều hình thức phong phú, trong đó học sinh là nòng cốt. Nghệ thuật chèo được giảng dạy như một phần chính thức trong giáo dục địa phương, với bảy chuyên đề từ lớp 2 đến lớp 12, phù hợp với từng cấp độ học sinh. Nhiều trường học đã thành lập và duy trì mô hình câu lạc bộ chèo dành cho học sinh, đồng thời một số trường cũng đã sáng tác các bài múa hát chèo riêng của mình.
Thông qua các hoạt động bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo, Thái Bình không chỉ giữ gìn một phần di sản văn hóa quý báu mà còn tạo cơ hội cho thế hệ trẻ được tiếp cận và phát triển niềm đam mê với loại hình nghệ thuật truyền thống này. Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật chèo” là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của tỉnh Thái Bình.