Nội dung liên quan Thành phố Hà Nội, Tin Trong Nước

Chuyên trang Pháp luật và Xã hội - Báo KTĐT,

Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa của áo dài truyền thống trong bối cảnh đương đại

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 08:25:39 02/10/2024 theo đường link https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/bao-ton-va-phat-trien-gia-tri-van-hoa-cua-ao-dai-truyen-thong-trong-boi-canh-duong-dai-396585.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Sáng 1/10, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội phối hợp với CLB Đình làng Việt tổ chức tọa đàm “Áo dài truyền thống – Giá trị văn hóa, bảo tồn và phát triển trong bối cảnh đương đại”. Buổi tọa đàm do họa sĩ, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình chủ trì.
Nhiều nhà nghiên cứu, nghệ nhân tham gia buổi tọa đàm. Ảnh: Quỳnh Chi
Sự kiện có sự tham gia của: Chủ tịch Hội Những người bạn di sản Việt Nam; bà Nguyễn Thị Thanh Tâm - Chủ tịch CLB Di sản Áo dài Việt Nam; bà Khúc Thị Dậu – Phó Chủ tịch CLB Di sản Áo dài Việt Nam; họa sĩ, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình - Chủ nhiệm CLB Đình làng Việt – chủ trì tọa đàm; nghệ nhân Phạm Văn Tuyền – nghệ nhân may Áo dài Năm Tuyền (TP Hồ Chí Minh); cùng các hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội.
Tọa đàm nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 do UBND TP Hà Nội tổ chức, hướng tới lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), kỷ niệm 94 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
Tại tọa đàm, các nhà nghiên cứu, nghệ nhân đã chia sẻ những góc nhìn nhằm bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa của áo dài truyền thống, trong đó có vấn đề nhận diện áo dài truyền thống, lịch sử và sự phát triển của áo dài. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng thảo luận về công năng sử dụng, giá trị thẩm mỹ và bản sắc văn hóa của áo dài; những biến đổi trong may, mặc áo dài trong đời sống hiện nay. Từ đó, đưa ra những kinh nghiệm và giải pháp để bảo tồn và phát triển áo dài truyền thống.
Họa sĩ, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình – Chủ nhiệm CLB Đình làng Việt phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Quỳnh Chi
Tại tọa đàm, họa sĩ, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình – Chủ nhiệm CLB Đình làng Việt nhấn mạnh, những biến đổi trong may, mặc áo dài trong đời sống Việt Nam hiện nay mang cả những yếu tố tích cực và tiêu cực. Khi những giá trị tích cực được lan tỏa, phát huy, những vấn đề tiêu cực được phản ánh, đẩy lùi sẽ góp phần giúp mọi người hiểu và nhận thức sâu sắc hơn về vẻ đẹp đích thực của những chiếc áo dài thời hiện đại nhưng vẫn thấm nhuần những giá trị truyền thống của dân tộc.
“Mục đích của tọa đàm là để chia sẻ cho mọi người những kinh nghiệm đúc kết của CLB Đình làng Việt về Áo dài truyền thống, để mỗi chúng ta, đặc biệt là các chị em phụ nữ có thể hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như bản sắc văn hóa của áo dài. Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn góp một phần nhỏ bé để các giá trị của áo dài sớm được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và xa hơn nữa là Di sản văn hóa thế giới” - họa sĩ, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình chia sẻ.
Các nhà nghiên cứu, nghệ nhân tham gia tọa đàm. Ảnh: Quỳnh Chi
Các địa biểu chăm chú theo dõi buổi tọa đàm. Ảnh: Quỳnh Chi
Quỳnh Chi
Sao chép thành công