Báo Lao Động Online,

Bên trong Viện nghiên cứu biển lớn nhất Đông Nam Á

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 10:07:39 15/09/2024 theo đường link https://laodong.vn/van-hoa/ben-trong-vien-nghien-cuu-bien-lon-nhat-dong-nam-a-1392151.ldo
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Bài và ảnh Việt Văn
Là một điểm du lịch lịch sử - văn hóa hấp dẫn, Viện Hải dương học ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học được ra đời sớm nhất ở Việt Nam và được coi là cơ sở lưu trữ hiện vật, nghiên cứu về biển lớn nhất Đông Nam Á.
Bộ xương cá voi lưng gù.
Sức hấp dẫn của một không gian với trên 24.000 mẫu vật của hơn 4.000 loài sinh vật biển và nước ngọt đã được sưu tầm, lưu giữ nhiều năm nay cùng với những mẫu vật sống được nuôi thả trong những bể kính.
Vào ngày đầu tuần mà khách đến tham quan Viện vẫn rất đông, đặc biệt là có nhiều du khách ngoại quốc và nhiều gia đình người Việt đến đây. Các cháu thiếu nhi được bố mẹ dắt đi, tỏ ra thích thú với những loài sinh vật biển, những loài cá, cua, tôm... độc đáo như cá bò đuôi én, hải cẩu đốm, bò biển... cùng hệ sinh thái rừng ngập mặn...
Hay loài cá sấu hoa cà - loài bò sát lớn nhất hiện nay, có thể dài đến 6m, nặng đến 1 tấn và là động vật máu lạnh - cũng là một trong những sinh vật cổ nhất hành tinh, xuất hiện cách đây khoảng 240 triệu năm cùng với khủng long...
Bức họa sắc vàng.
Hỏi thăm những chú cá.
Nhịp điệu.
Trong đường hầm xuyên núi.
Đôi trẻ thích thú với các loài sinh vật lạ.
Người lau dọn kính buổi chiều.
Cá mú.
Say sưa.
Một góc toàn cảnh trong khu trưng bày tài nguyên biển Hoàng Sa, Trường Sa.
Đón khách ngay khi bước chân vào là bộ xương cá voi lưng gù “khủng” được khai quật năm 1994 trong quá trình đào mương thủy lợi của người dân Hải Hậu, tỉnh Nam Hà. Bộ xương được tìm thấy ở độ sâu 1,2m có chiều dài 18m, nặng 10 tấn... Một trong những điểm nhấn của bảo tàng là khu trưng bày tài nguyên biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa trong đường hầm xuyên núi, với chiều dài 120m, cao 5m và rộng 8 - 12m.
Theo ban tổ chức: “Khu trưng bày là một phức hợp giới thiệu những thành quả nghiên cứu khoa học của Viện Hải dương học trên 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa từ năm 1926 đến nay”. Những loài động vật có tên lạ như: Cầu gai, Cua lông, Cá mó đầu đen... nhiều người chưa từng nghe qua sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng tại đây cũng như được biết đến thảm thực vật vô cùng đa dạng ở quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Viện Hải dương học là một địa chỉ đỏ không thể bỏ qua khi du khách đặt chân đến thành phố biển xinh đẹp.
Sao chép thành công