Báo điện tử Tiền Phong,

Bị lừa gần 1 tỷ đồng sau khi đăng ký giải chạy cho con trên mạng

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 15:00:27 07/10/2024 theo đường link https://tienphong.vn/bi-lua-gan-1-ty-dong-sau-khi-dang-ky-giai-chay-cho-con-tren-mang-post1679864.tpo
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
TPO - Người phụ nữ ở Hà Nội lên mạng xã hội đăng ký giải chạy cho con và làm nhiệm vụ theo hướng dẫn của đối tượng lừa đảo. Sau khoảng 10 lần chuyển tiền, nạn nhân bị lừa số gần 1 tỷ đồng.
Trang Facebook giả mạo.
Công an TP Hà Nội đang điều tra, xác minh làm rõ vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng dưới hình thức làm nhiệm vụ đăng ký giải chạy cho trẻ em.
Cụ thể, chị T. (trú tại Hà Nội) truy cập trang quảng cáo trên trang Facebook “KIDS RUN - Marathon” về giải chạy cho các bạn nhỏ từ 4 – 15 tuổi và gia đình.
Trang Facebook này thường xuyên đăng tải bài viết về cơ cấu giải thưởng cuộc thi với nội dung "toàn bộ chi phí quà tặng cho vận động viên xuất sắc sẽ được sử dụng để thêm vào chi phí cho chuyến đi từ thiện sau khi giải chạy kết thúc, là giải chạy vì đồng bào, chạy vì rừng xanh…"
Thấy đây là sân chơi hay, bổ ích cho con, chị T. đã nhắn tin đăng ký tham gia và được "Ban tổ chức" yêu cầu tham gia hoạt động khảo sát cho phụ huynh thì sẽ được tham gia xét duyệt chính thức vào nhóm hoạt động chung của phụ huynh để giao lưu, trao đổi.
Khi vào nhóm, chị được một "phụ huynh" nhờ thực hiện nhiệm vụ để giúp các nhà tài trợ giải chạy đẩy lượt bán sản phẩm. Sau 2 lần chuyển khoản với số tiền 850 nghìn đồng và 3 triệu đồng, chị nhận lại được đủ số tiền.
Tuy nhiên, ở các mức tiền cao hơn thì chị T. không nhận lại được và được các “phụ huynh” trong nhóm nhắn tin hỏi và trao đổi “cũng không nhận lại được tiền nhưng sau khi thực hiện thêm nhiệm vụ thì được nhận lại đủ số tiền của cả 2 lần”.
Nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo, chị T yêu cầu các phụ huynh kia gửi ảnh căn cước. Do thấy ảnh căn cước đáng tin cậy, chị tiếp tục chuyển 7 lần với tổng số tiền gần 1 tỷ đồng. Lúc này chị không rút được tiền nên mới biết mình bị lừa và đến cơ quan công an trình báo sự việc.
Qua vụ việc trên, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cẩn thận trọng khi tham gia mạng xã hội. Tuyệt đối không làm theo hướng dẫn chuyển tiền cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào và bất kỳ lý do gì nếu chưa xác định chính xác danh tính người nhận tiền. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất.
Công an làm việc với bà M.
Mặc gia đình khuyên can vẫn rút tiền chuyển cho đối tượng lừa đảo
Công an phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo bằng hình thức giả danh công an gọi điện thoại đe dọa người dân. Nạn nhân là bà M. (trú tại phường Đại Mỗ).
Điều đáng nói, khi nghe điện thoại của đối tượng lừa đảo bà M. đang đến ngân hàng rút toàn bộ số tiền 200 triệu đồng từ sổ tiết kiệm để chuyển vào tài khoản của một đối tượng. Nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo, gia đình đã khuyên can nhưng bà M. không nghe.
May mắn, lúc này cán bộ công an đã mời bà M. về trụ sở giải thích về phương thức thủ đoạn lừa đảo.
Theo bà M., có một đối tượng tự xưng là cán bộ Bộ Công an gọi điện thoại thông báo bà có liên quan đến một vụ án ma túy và rửa tiền, yêu cầu chuyển số tiền là 200 triệu đồng để phục vụ điều tra, chứng minh bản thân trong sạch.
Ngay sau đó bà M. đã mang 2 sổ tiết kiệm trị giá 200 triệu đồng đi đến ngân hàng để rút tiền và chuyển cho đối tượng.
Công an TP Hà Nội khuyến cáo, để làm việc với người dân, cơ quan công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua công an địa phương, tuyệt đối không yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng.
Thanh Hà
Sao chép thành công