Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật,

Bình Định trồng, phát triển khu bảo tồn rừng ngập mặn thích ứng với biến đổi khí hậu

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 15:30:04 14/10/2024 theo đường link https://www.nguoiduatin.vn/binh-dinh-trong-phat-trien-khu-bao-ton-rung-ngap-man-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau-204241014120256742.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Nguyễn Thị Thu Dịu
Theo đó, Chính phủ Canada thông qua UNDP hỗ trợ Bình Định triển khai dự án “Cộng đồng ven biển thông minh thức ứng với biến đổi khí hậu”, trong đó tập trung vào trồng rừng ngập mặn, phục hồi rạn san hô ở vịnh Quy Nhơn. Theo thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Quyết định số 3313/QĐ-UBND về việc phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật "Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam – tỉnh Bình Định" do Chính phủ Canada tài trợ thông qua Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tài trợ.
Bình Định triển khai trồng 50.000 cây rừng ngập mặn từ đây cho tới năm 2030 theo Dự án Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biển đổi khí hậu. Ảnh: Thu Dịu
Theo đó, dự án này triển khai ở một số xã, phường ven biển của tỉnh Bình Định, gồm: Tp. Quy Nhơn, huyện Tuy Phước, Phù Mỹ, Phù Cát và thị xã Hoài Nhơn; thời gian triển khai dự án 6 năm (từ năm 2024 đến tháng 3/2030).
Dự án do Sở NN&PTNT tỉnh làm chủ đầu tư; tổng vốn thực hiện hơn 37,2 tỷ đồng (trong đó vốn ODA do Chính phủ Canada tài trợ không hoàn lại khoảng 31,6 tỷ đồng. Vốn đối ứng của UBND tỉnh Bình Định khoảng 5,6 tỷ đồng).
Bình Định hiện có 88 ha rừng ngập mặn tập trung ở đầm Thị Nại và đầm Đề Gi. Ảnh: Thu Dịu
Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định thông tin thêm, các nội dung chính của dự án được thực hiện tại tỉnh gồm: trồng 50.000 cây rừng ngập mặn phân tán; thành lập khu bảo tồn biển vịnh Quy Nhơn; phục hồi 4 ha rạn san hô khu vực biển thuộc 4 xã, phường ở Quy Nhơn là Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu và Ghềnh Ráng; lắp đặt 7 trạm cảnh báo sớm về biến đổi khí hậu (trạm khí tượng, thủy văn) tại các xã ven biển.
Đoàn công tác của Đại sứ quán Canada khảo sát ở khu vực rừng ngập mặn Cồn Chim - đầm Thị Nại chuẩn bị cho dự án Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh: Ái Trinh
Các khu bảo tồn rừng ngập mặn và rạn san hô được thành lập và quản lý hiệu quả để bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, mang lại lợi ích cho các cộng đồng sống phụ thuộc vào thiên nhiên.
Theo UNDP, dự án Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam được triển khai tại 3 tỉnh gồm: Bình Định, Sóc Trăng và Thừa Thiên Huế.
Dự án được thực hiện với 3 hợp phần chính về biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học và bình đẳng giới, đối tượng hướng tới là cộng đồng ven biển dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ. Mỗi tỉnh sẽ thành lập ban quản lý dự án riêng và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nội dung án tại địa phương.
Sao chép thành công