Nội dung liên quan Xã Phước Quang, Huyện Tuy Phước, Tỉnh Bình Định, Tin Trong Nước
Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật,
Bình Định ứng phó hiểm họa bão lũ (kỳ 2): Chủ động phòng lũ lớn
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
10:19:37 25/09/2024
theo đường link
https://www.nguoiduatin.vn/binh-dinh-ung-pho-hiem-hoa-bao-lu-ky-2-chu-dong-phong-lu-lon-20424092215324121.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Nguyễn Thị Thu Dịu Nằm trên dải đất miền Trung, tỉnh Bình Định thường xuyên đối mặt với thiên tai, đặc biệt là bão và lũ lụt vào thời điểm cuối năm. Tỉnh này đúc kết loạt kinh nghiệm từ chính những cơn bão, lũ lớn vừa qua để có giải pháp phòng ngừa, ứng phó hiệu quả. Lên phương án phù hợp sau những cơn bão, lũ lớn Những năm gần đây, tỉnh Bình Định phải hứng chịu gián tiếp nhiều cơn bão với sức gió mạnh, mưa lớn và gây thiệt hại nặng nề. Sau những trận bão này, tỉnh Bình Định đã có những điều chỉnh trong công tác phòng ngừa, ứng phó với thiên tai trên địa bàn. Theo Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định – cơ quan thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn & Phòng thủ dân sự (PCTT-TKCN&PTDS) tỉnh Bình Định, cốt lõi trong phòng ngừa thiên tai là phải đảm bảo an toàn cho người dân. Tỉnh Bình Định đang triển khai xây dựng nhiều khu tái định cư cho người dân ở khu vực có nguy cơ sạt lở lớn. Ảnh: Phúc Thắng Do vậy, Tỉnh đã thực hiện sơ tán dân có nhà không đáp ứng với cấp gió bão, sơ tán dân vùng ven biển đến nơi an toàn; ưu tiên sơ tán xen ghép đến các hộ gia đình có nhà ở an toàn; trưng dụng các tòa nhà kiên cố, các nhà tránh trú bão, các trường học, cơ quan đáp ứng với cấp gió bão. Thời gian sơ tán phải hoàn thành trước khi gió bão vào đất liền đạt cấp 6 là 4 giờ. Khi có gió bão, cấm tất cả người dân ra đường. Trước mưa lũ, lãnh đạo các cấp chính quyền của tỉnh Bình Định đều đi về các điểm trọng yếu để kiểm tra, chỉ đạo, điều hành và di dời dân. Ảnh: Thu Dịu Cùng với công tác sơ tán dân thì phải tổ chức hậu cần cho thật tốt. Người sơ tán đến nơi tập trung phải được cung cấp đủ lương thực, thực phẩm, nước sạch, bảo đảm vệ sinh, môi trường. Ngay từ bây giờ phải chuẩn bị đủ lương thực, thực phẩm, nước sạch cho tình huống xấu nhất; phân công tổ nấu ăn cho từng điểm sơ tán tập trung; bảo đảm vệ sinh, môi trường, phòng ngừa dịch bệnh. Người dân ở làng biển thuộc huyện Phù Mỹ khẩn trương đưa thuyền, thúng vào bờ khi nghe tin bão. Ảnh: Thu Dịu Liên tục cập nhật tình hình, thông tin cho người dân chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cây xanh... Tàu cá phải tuân thủ các khuyến cáo, tránh trú bão an toàn; tàu hàng phải di chuyển vào các vị trí neo đậu tránh trú phù hợp. Ông Hồ Đắc Chương – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, Ủy viên Thường trực Ban chỉ huy PCTT-TKCN&PTDS tỉnh Bình Định, cho biết: "Thời gian gần đây, một số người dân dùng bao nhựa chứa nước sạch thay bao chứa cát; cách làm này vừa tiện lợi, vừa tiết kiệm vật liệu, an toàn môi trường. Đây cũng là kinh nghiệm hay có thể áp dụng trong quá trình chằng chống nhà cửa". Theo Ban chỉ huy PCTT-TKCN&PTDS tỉnh Bình Định, hiện 11 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh đã chủ động xây dựng phương án PCTT năm 2024. Một số các hồ chứa lớn đã phê duyệt phương án ứng phó thiên tai; các đơn vị quản lý triển khai theo phương án được duyệt. UBND các xã, thị trấn đã kiện toàn, củng cố đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã từ 60 - 85 người/đội, tổng số thành viên đội xung kích toàn tỉnh có 15.403 người. Trong đó, lực lượng nòng cốt là dân quân tự vệ, ngoài ra, các xã ven sông có đê còn có lực lượng quản lý đê nhân dân (122 người). Lực lượng tại chỗ sẽ hỗ trợ sơ tán dân, chằng chống nhà cửa, kiểm tra an toàn đê, kè trước khi bão, lũ xảy ra. Tuy Phước là vùng rốn lũ của Bình Định. Người dân ở đây đã thích ứng với việc sống chung với lũ. Do vậy, vào đầu mùa mưa, chúng tôi chủ động kê cao vật dụng, ưu tiên những thứ thiết yếu, đặc biệt là giống lúa chuẩn bị cho mùa sau. Ông Hà Văn Cát, một người dân ở thôn An Hòa (Phước Quang, Tuy Phước). Chủ động trong công tác phòng ngừa và ứng phó Theo thống kê của ngành nông nghiệp, trong khoảng 15 năm trở lại đây, tỉnh Bình Định đón nhiều trận lũ lịch sử, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Vùng hạ du Tuy Phước thường xuyên chịu cảnh sống chung với ngập lụt vào mùa mưa. Ảnh: Thu Dịu Cụ thể, năm 2009, với lượng mưa lớn trong 2 ngày liên tiếp là 815mm (ngày thứ nhất 475mm, tiếp theo ngày thứ hai 340m) đã xuất hiện trận lũ cực kỳ lớn trên sông Hà Thanh, gây ngập hơn 1.000 căn nhà phường Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, Nhơn Bình, Nhơn Phú (Tp. Quy Nhơn); quốc lộ 19 đoạn Cầu Đôi đến Phú Tài bị ngập sâu. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh huy động xe lội nước, tàu, xuồng để thực thi nhiệm vụ. Chết 5 người, 127 nhà sập hoàn toàn. Lũ năm 2013 trên lưu vực sông Kôn, La Tinh, Lại Giang vào ngày 14-15/11, với lượng mưa 3 ngày 506mm đã làm cho toàn vùng Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân, Hoài Nhơn ngập sâu, làm 16 người chết, nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật bị hư hỏng nặng. Năm 2016 có 5 đợt lũ lớn liên tiếp, lũ lớn nhất vào ngày 14-17/12, với lượng mưa 3 ngày 509mm, mực nước các sông đạt mức trên báo động 3. Trận lũ khiến 44 người tử vong, 1.317 nhà bị sập, nhiều công trình hạ tầng hư hỏng. Sau những đợt mưa lũ lớn, Bình Định rà soát, kiểm tra và khoanh vùng các điểm sạt lở. Ảnh: Thu Dịu UBND tỉnh xây dựng dự án khẩn cấp tái thiết sau thiên tai, xin kinh phí Trung ương hỗ trợ và khắc phục nhanh, ổn định sản xuất và đời sống nhân dân. Nằm ở hạ lưu của sông Hà Thanh, huyện Tuy Phước (tỉnh Bình Định) thường xuyên sống trong cảnh ngập lụt. Ông Huỳnh Nam – Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước, chia sẻ: "Tuy Phước là vùng rốn lũ, mọi người hay nói là quê hương "9 áo – 1 quần"để nói về cảnh lội nước. Do vậy, chính quyền và người dân ở đây luôn sống trong tư thế sẵn sàn ứng phó với lũ lớn. Khi có mưa lớn và báo động rủi ro từ cấp 2-3 trở lên, chúng tôi triển khai sơ tán dân, tối thiểu trước 4 giờ khi lũ tràn về". Nhà văn hóa kết hợp tránh trú cho người dân trong trường hợp mưa lũ lớn ở thôn An Hòa, xã Phước Quang (Tuy Phước). Ảnh: Thu Dịu Ở những bờ tràn, những tuyến đường ngập lụt có lực lượng trực canh gác đập tràn và hướng dẫn giao thông. Khi có nước chảy xiết, không cho các phương tiện giao thông qua ngầm tràn. Ông Đoàn Quốc Tịnh – Phó Chủ tịch UBND xã Phước Quang (huyện Tuy Phước), cho hay, xã đã có kết nối các nhóm zalo, trong mọi tình hình liên quan tới mưa bão đều phải kịp thời thông tin cho người dân nắm. Đăc biệt, các vùng nguy cơ cao ngập lụt, cô lập là triển khai ngay phương án di dời, sơ tán dân. Chúng tôi di dời dân vào các nhà kiên cố xen ghép, nhà văn hóa của thôn, xóm... Hiện Bình Định đã trang bị 1.055 xe ô tô chở người dưới 16 chỗ, 140 xe ô tô chở người dưới 40 chỗ, 956 ô tô vận tải, 147 ô tô bán tải, 26 xe chỉ huy phòng chống lụt bão, 76 hệ thống truyền hình, hội nghị, 10 tàu các loại, 1 xuồng ST-1200, 8 xuồng ST-750, 14 xuồng ST-660, 8 xuồng ST-450, 672 xuồng nhôm, 50 ca nô các loại, 474 thuyền nhôm, 17.486 phao áo cứu sinh, 15.096 phao tròn cứu sinh, 212 phao bè, 4 thiết bị bắn dây mồi, 29 súng bắn đạn tín hiệu, 1.572 đạn tín hiệu các loại, 300 viên pháo hiệu dù báo bão, 381 máy bơm nước, 39 máy cắt thực bì chữa cháy, 76 máy thổi gió chữa cháy, 62 nhà bạt cứu sinh nhẹ, 121 nhà bạt 16,5m2, 92 nhà bạt 24,75m2, 52 nhà bạt 60m2, 152 máy phát điện, 614.846 bao cát. Bên cạnh đó, ngành chức năng tỉnh dự trữ về cơ số thuốc, hóa chất phòng, chống dịch, phòng chống lụt bão gồm: 121 cơ số thuốc, 5.234 kg Cloramin B bột, 236.400 viên Aquatab 67mg, 1.057 lít hóa chất diệt bọ gậy; 578 lít hóa chất diệt muỗi, 104 máy phun hóa chất; Các mặt hàng dự trữ, cung ứng thiết yếu tại các địa phương như: Gạo (518 tấn), mì tôm (hơn 668.000 gói), lương khô (hơn 127.000 gói), nước uống đóng chai (hơn 725.000 chai).