Nội dung liên quan Xã Phú Lạc, Huyện Tuy Phong, Tỉnh Bình Thuận, Tin Trong Nước
Báo Thanh Niên,
Bình Thuận: Công bố bảo vật quốc gia Linga vàng của người Chăm
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
16:52:12 02/10/2024
theo đường link
https://thanhnien.vn/binh-thuan-cong-bo-bao-vat-quoc-gia-linga-vang-cua-nguoi-cham-185241002111027448.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Sáng 2.10, nhân dịp khai mạc lễ hội Katê của đồng bào Chăm, Sở VH-TT-DL Bình Thuận đã công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia Linga vàng của người Chăm. Theo công bố của Sở VH-TT-DL Bình Thuận bảo vật quốc gia là một Linga vàng , được phát hiện năm 2013 trong quá trình trùng tu tháp Chăm Pô Dam, ở xã Phú Lạc, H.Tuy Phong (Bình Thuận). Ngày 18.1.2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 73/QĐ-TTg công nhận 29 bảo vật quốc gia (đợt 12), trong đó có Linga bằng vàng. Cũng theo Sở VH-TT-DL Bình Thuận, bảo vật quốc gia Linga vàng có niên đại khoảng thế kỷ 8-9, là hiện vật gốc độc bản, quý hiếm, có hình thức độc đáo; có giá trị về lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ; biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở của vạn vật và muôn loài, được chế tác rất đặc biệt, có trọng lượng 78,36 gram, với tỷ lệ vàng rồng chiếm 90,4 % và 9,6% còn lại gồm bạc và đồng. Linga bằng vàng được tìm thấy ở tháp Pô Dam, H.Tuy Phong, Bình Thuận được Thủ tướng Chính phủ có quyết định công nhận là bảo vật quốc gia ẢNH; QUẾ HÀ Hiện vật Linga bằng kim loại vàng tại di tích Pô Dam được phát hiện ở địa tầng trong quá trình khai quật khảo cổ , chứa đựng những thông tin khoa học quan trọng, có giá trị lớn đối với công tác nghiên cứu và nhận thức các vấn đề về văn hóa - lịch sử liên quan đến di tích Pô Dam nói riêng và văn hóa Chăm nói chung. Bảo vật quốc gia Linga vàng là tư liệu khoa học quan trọng, không chỉ đối với khảo cổ học, mà còn có giá trị lớn đối với nghiên cứu lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, tôn giáo, kỹ thuật luyện kim, nghề kim hoàn của cộng đồng người Chăm trước đây. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Đoàn Anh Dũng tặng hoa và quà chúc mừng đồng bào Chăm nhân lễ hội Katê và đón nhận quyết định của Thủ tướng công nhận bảo vật quốc gia ẢNH; QUẾ HÀ Ngay sau phần công bố bảo vật quốc gia là lễ hội Katê truyền thống của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn. Lễ hội Katê của người Chăm được phục dựng bên tháp Pô Sah Inư (lần thứ 20, thuộc P.Phú Hài, TP.Phan Thiết ); lễ hội này không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, mà còn là lễ hội thu hút rất đông du khách trong nước và quốc tế đến tìm hiểu, tham quan; góp phần phát triển ngành du lịch Bình Thuận Dưới đây là những hình ảnh mà PV Thanh Niên ghi lại trong lễ hội Katê sáng nay 2.10: Các thiếu nữ người Chăm chuẩn bị rước kiệu lên tháp ẢNH: QUẾ HÀ Các vị chức sắc của đạo Bà La Môn tham dự lễ hội Katê và đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Linga vàng tìm thấy ở Tuy Phong là bảo vật quốc gia ẢNH: QUẾ HÀ Tiết mục múa hát khai mạc "Hoa nắng" của các diễn viên người Chăm ẢNH: QUẾ HÀ Sư cả đạo Bà La Môn phát biểu đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia Linga vàng ẢNH; QUẾ HÀ Thiếu nữ người Chăm chăm chú trước giờ biểu diễn khai mạc ẢNH; QUẾ HÀ Điệu múa quạt truyền thống của người Chăm ẢNH: QUẾ HÀ Đội múa quạt hộ tống rước kiệu lên tháp ẢNH: QUẾ HÀ Các thanh niên ở Play Chăm khiêng kiệu, rước y thần lên tháp Pô Sah Inư ẢNH: QUẾ HÀ Tiếng trống ghi năng và tiếng kèn saranai tạo nên không khí vui tươi, rộn ràng của lễ hội truyền thống Katê ẢNH; QUẾ HÀ Múa quạt trước cửa tháp chính Pô Sah Inư ẢNH: QUẾ HÀ Tháp Pô Sah Inư là một trong hệ thống tháp Chăm cổ vừa được trùng tu nguyên trạng ẢNH: QUẾ HÀ Bình Thuận là tỉnh có khoảng 40.000 người Chăm sinh sống chủ yếu ở các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Tuy Phong, Hàm Tân và Tánh Linh ẢNH; QUẾ HÀ Du khách quốc tế đến tháp Pô Sah Inư xem lễ hội Katê, sáng 2.10 ẢNH: QUẾ HÀ