Nội dung liên quan Thành phố Hà Giang, Tỉnh Hà Giang, Tin Trong Nước
Báo Dân tộc và Phát triển – Cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc,
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Khảo sát nhu cầu đào tạo cán bộ người DTTS tại một số địa phương
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
15:36:56 01/10/2024
theo đường link
https://baodantoc.vn/bo-giao-duc-va-dao-tao-khao-sat-nhu-cau-dao-tao-can-bo-nguoi-dtts-tai-mot-so-dia-phuong-1727350825027.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Nguyệt Anh Để tham mưu cho Chính phủ giải pháp sửa đổi chính sách phù hợp, sớm ban hành Đề án "Đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao người DTTS trong các nhóm ngành Sức khỏe, Công nghệ thông tin, Nông nghiệp, Tài chính - Ngân hàng", Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các đợt đi khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao người DTTS tại một số địa phương. Học sinh Trường Nội trú THPT tỉnh Hà Giang trong giờ học. Ảnh Huy Toán Ngày 30/12/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1657/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là Đề án đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo ở vùng DTTS. Để xây dựng Đề án "Đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao người DTTS trong các nhóm ngành Sức khỏe, Công nghệ thông tin, Nông nghiệp, Tài chính - Ngân hàng", Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành các đợt khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao người DTTS tại 8 tỉnh, thành trên cả nước, trong đó có các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Giang, Đắk Lắk, Gia Lai, Trà Vinh... Sáng 24/9, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) do bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh Hà Giang. Tại buổi làm việc, Lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang cho biết, Hà Giang là tỉnh miền núi với gần 90% đồng bào DTTS, trình độ còn hạn chế, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Đến hết năm 2023, tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (cán bộ) người DTTS trong các nhóm ngành, lĩnh vực Sức khỏe, Công nghệ thông tin, Nông nghiệp, Tài chính - Ngân hàng là 2.969 người. Từ năm 2019 - 2023 có 8.753 lượt cán bộ người DTTS trong các nhóm ngành trên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Tỉnh luôn quan tâm, thực hiện tốt các chính sách, dự án, đề án của Trung ương, của tỉnh về công tác cán bộ, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ người DTTS; tỷ lệ cán bộ người DTTS tăng cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, Hà Giang phát triển hệ thống trường chuyên biệt vùng DTTS nhằm tạo nguồn đào tạo nhân lực chất lượng cao; triển khai chế độ cử tuyển, hỗ trợ người học, đầu tư các cơ sở đào tạo vùng DTTS. Học sinh Trường Dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang trao đổi bài tập. Ảnh Huy Toán Tại buổi làm việc, các đại biểu nêu thực trạng, khó khăn, kiến nghị trong thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người DTTS, trong đó một số cán bộ người DTTS cấp cơ sở năng lực hạn chế, hiệu quả công việc chưa cao; kinh phí đào tạo, bồi dưỡng hạn hẹp; đời sống cán bộ người DTTS còn nhiều khó khăn, thiếu chi phí đi lại, ăn ở, học tập; tỷ lệ cán bộ người DTTS là lãnh đạo, quản lý ở một số ngành, địa phương còn ít; chưa có chế độ ưu tiên đối với sinh viên cử tuyển khi tốt nghiệp ra trường, trở về địa phương công tác; nhiều rào cản, định kiến đối với cán bộ phụ nữ người DTTS; chế độ chính sách cho cán bộ người DTTS ở cơ sở thấp; bố trí việc làm sau đào tạo gặp khó khăn liên quan đến quy định về biên chế, vị trí việc làm, tuyển dụng. Tỉnh Hà Giang sẽ phối hợp với Phân hiệu Đại học Thái nguyên tại tỉnh để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; đề xuất không áp dụng chỉ tiêu tinh giản 10% biên chế đối với ngành Giáo dục, Y tế để bảo đảm số lượng cán bộ, giáo viên theo quy định; có cơ chế thông thoáng trong tuyển dụng, tiếp nhận sinh viên ra trường về công tác tại địa phương. Tại buổi làm việc, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thu Thủy chia sẻ những khó khăn của tỉnh Hà Giang trong thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người DTTS; trên cơ sở thảo luận tại buổi làm việc và khảo sát thực tế, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp thu đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của tỉnh, phân tích rõ thực trạng để đề xuất Chính phủ giải pháp sửa đổi chính sách phù hợp, sớm ban hành Đề án "Đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao người DTTS trong các nhóm ngành Sức khỏe, Công nghệ thông tin, Nông nghiệp, Tài chính - Ngân hàng", tạo điều kiện cho các địa phương tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người DTTS. Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo làm việc tại tỉnh Nghệ An Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có các đợt khảo sát tại các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Đắk Lắk, Gia Lai, Trà Vinh… Qua báo cáo của đại diện lãnh đạo các sở, ngành có liên quan và các trường đại học cho thấy, hầu hết các trường đại học trên địa bàn các tỉnh đều có sinh viên người DTTS theo học, trong đó có những sinh viên là người DTTS ở các vùng đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, chính sách cho các sinh viên người DTTS vẫn còn có nhiều hạn chế; các yêu cầu về chương trình đào tạo, điểm tuyển sinh, chuẩn đầu ra... còn có nhiều rào cản đối với sinh viên người DTTS. Đại diện của các trường đại học cũng đã kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao người DTTS. Nhiều ý kiến của đại biểu giảng viên, sinh viên của các trường đại học đã trao đổi, thảo luận về việc xây dựng chương trình đào tạo, chế độ hỗ trợ chi phí học tập, vấn đề bố trí việc làm sau tốt nghiệp, hỗ trợ cho sinh viên khởi nghiệp. Đặc biệt, sinh viên người DTTS mong muốn được hưởng chính sách hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí như sinh viên sư phạm hiện nay đang được hưởng theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo lắng nghe các ý kiến của sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Nghệ An Đối với 5 lĩnh vực Sức khỏe, Công nghệ thông tin, Tài chính - Ngân hàng, Nông nghiệp và Đào tạo giáo viên, ý kiến của các giảng viên và sinh viên người DTTS cũng kiến nghị một số cơ chế, chính sách đãi ngộ đặc thù; hợp tác giữa cơ sở giáo dục và doanh nghiệp về đào tạo và sử dụng lao động người DTTS... Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiêm túc tiếp thu các ý kiến, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng Đề án một cách tốt nhất và trình Chính phủ nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo ở vùng DTTS.