Báo Dân Việt | Đọc Tin Tức Online Nhanh Mới Nhất 24h,

Bỏ kiếp lang bạt, lên núi trồng giống sâm quý của Lai Châu, dựng cơ nghiệp lớn

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 08:45:59 07/10/2024 theo đường link https://danviet.vn/bo-kiep-lang-bat-len-nui-trong-giong-sam-quy-cua-lai-chau-dung-co-nghiep-lon-20241003180239844.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Xuân Tuấn - Văn Chiến
Sau hơn 3 năm dày công gây dựng, ông Nguyễn Quốc Sơn (SN 1964) ở bản Sin Chải, xã Giang Ma, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã trồng được mấy chục vạn gốc sâm Lai Châu.
Bình luận
Câu chuyện bỏ phố lên xứ miệt rừng trồng sâm của ông Sơn đã tạo được hiệu ứng tốt nơi miền sơn cước.
Ông Nguyễn Quốc Sơn, xã Giang Ma, huyện Tam Đường cũng góp phần tạo ra nguồn giống sâm quý Lai Châu để cung cấp cho bà con quanh vùng.
Vườn sâm bạc tỷ bên đỉnh Sin Chải
Khu trồng sâm của ông Sơn nằm sâu trong rừng già Sin Chải. Con đường nhỏ dẫn lên vườn dốc ngược làm chồn chân. Dọc hai bên đường, cây cối mọc thành từng hàng kín mít.
Hôm chúng tôi đến, ông Sơn đang ở vườn. Hơn 3 năm ở rừng, ông đã tạo nên một kỳ tích là làm cho mấy chục vạn gốc sâm quý Lai Châu đâm chồi nảy lộc trên đỉnh núi Sin Chải.
Trang trại trồng sâm của ông Sơn rộng hơn 1ha, nằm lọt thỏm dưới tán rừng. Bốn bề được làm hàng rào cẩn thận. Từng ô nhà lưới nằm thấp thoáng dưới tán rừng cũng được che kín. Chỉ có duy nhất lối mòn dẫn vào nơi ở là được bê tông hóa.
Ông Nguyễn Quốc Sơn chăm sóc vườn sâm giống. Ảnh: X.T
"Những khó khăn, trả giá cho cây sâm tôi cũng đã nếm đủ. Giờ là lúc cây sâm trả ơn cho người trồng. Cứ sau mỗi năm, giá trị của mấy chục vạn cây sâm lại được nâng lên. Mỗi năm, tôi xuất bán cho người dân hàng vạn cây sâm giống, thu về mấy tỷ đồng. Và đến năm thứ 6, thứ bảy, tôi sẽ bắt đầu có thu hoạch lớn từ vườn".
Ông Nguyễn Quốc Sơn (bản Sin Chải,
xã Giang Ma,huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu)
Thứ sâm trứ danh đất Lai Châu có màu cánh gián, uống vào có vị thơm thoang thoảng của rừng, vị ngọt đọng nơi đầu lưỡi. Chưa kịp thưởng thức xong cốc trà sâm, ông Sơn đã vội cáo lỗi vì phải xuống đường lớn đón vợ lên vườn. "Vợ tôi rất ủng hộ việc trồng sâm của tôi.
Ngày đầu bà ấy còn sợ ở rừng, giờ ở lâu và gắn bó với vườn sâm, bà ấy lại mê như điếu đổ".
Hóa ra vợ chồng ông Sơn ở thành phố Lào Cai. Ông bà lên Sin Chải thuê đất của dân, để trồng sâm. Từ việc yêu thích cây sâm quý, suốt mấy năm qua ông bà đã dành trọn thời gian để trồng sâm Lai Châu.
Tranh thủ lúc ông Sơn đi đón vợ, chúng tôi dạo quanh "đại bản doanh" trồng sâm của ông. Gần 10 khu nhà lưới được làm bài bản, vững chãi dưới tán rừng.
Đó là nơi ông Sơn ươm giống sâm. Mỗi nhà lưới ươm được cả mấy vạn cây giống. Phía trong là hệ thống tưới được làm bài bản. Đường đi lối lại nối với nhau một cách vô cùng khoa học. Từng luống sâm 1 đến 2 tuổi xanh mướt. Cây nào, cây nấy được nâng niu trong chậu như báu vật vậy.
Cạnh khu nhà lưới là nơi trồng sâm để khai thác củ. Từng hàng, từng lối trồng kín sâm. Nhiều cây đã cao nửa mét. Chúng đã bắt đầu ra hoa, kết quả.
Cây sâm Lai Châu vốn vô cùng khó tính, nó chỉ sống được dưới tán rừng già và ở độ cao trên 1.500m so với mặt nước biển.
Ông Sơn kì công vun từng nắm đất, đắp từng cái lá, để tạo môi trường hoàn toàn tự nhiên cho cây sâm phát triển. Nhìn cả vạn cây sâm tươi tốt, phát triển dưới tán rừng càng cảm nhận rõ hơn công sức mà ông Sơn đã dành cho vườn sâm này. Cây sâm phát triển tươi tốt là bao tâm huyết và của nả mà ông Sơn đã gửi gắm vào đó.
Theo ông Sơn, cái hay của cây sâm là không bỏ đi thứ gì. Cây ra hoa, kết quả, có thể khai thác bán hạt giống. Cuối tháng 10, thân và lá của cây sâm cắt để sao khô làm trà sâm. Nếu không chế biến thì có thể bán lá sâm tươi, thương lái đặt mua hết.
Trong câu chuyện của ông Sơn nói về cây sâm, tôi cảm nhận được nguồn năng lượng tích cực từ người đàn ông này. Ông đã mạnh dạn thuê đất của dân rồi dấn thân vào nghiệp trồng sâm. Từ một người ở phố thị, ông biến mình thành người rừng.
"Cây sâm rất khó tính. Chăm sóc chúng phải nâng niu như chăm trẻ con vậy. Từ cách cho nó ăn, bón phân gì, tưới nước ra sao, giữ độ ẩm thế nào đều phải tuân thủ nghiêm ngặt. Giống này mà để nóng là chúng héo úa ngay" – ông Sơn bày tỏ.
Suốt 3 năm qua, ông Sơn cần mẫn mua từng bao đất mùn nơi rừng nguyên sinh về để làm giá thể trồng sâm.
Ngày lẫn đêm, ông ăn nghỉ ở vườn sâm để quan sát và chăm sóc từng gốc sâm. Cây sâm quý là nó mọc nơi non cao, núi thẳm.
Trải qua bao ngày tháng sống dưới tán rừng, hút lấy mạch thiêng của các đỉnh núi cao rồi uống sương, đón gió lạnh, củ sâm mới dần hình thành. Cái quý của sâm Lai Châu cũng từ đây mà ra.
Suốt mấy năm qua, ông Sơn gắn bó với rừng núi Lai Châu. Từng cây sâm được ông chăm sóc nâng niu như những đứa con của mình.
Ngoài trồng sâm, ông còn nuôi lợn, nuôi gà, nuôi cá… Dường như lão nông ở đất Lào Cai này chẳng lúc nào cho chân tay ngơi nghỉ. Từ vườn sâm đến nơi ăn ở hay khu chăn nuôi ông đều sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ.
Ngồi uống nước lá sâm bên hiên nhà, khi mọi việc đã vãn, ông Sơn mới thở phào nhẹ nhõm. Ông sinh ra và lớn lên tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Cái duyên làm nông dân gắn bó với ông cũng từ đầu những năm 1990. Năm đó, ông đã biết trồng nhiều loại rau như: Su hào, bắp cải, các loại rau thơm bán cho bà con quanh vùng.
Sau mỗi năm, lượng cây giống ông xuất ra thị trường ngày một nhiều, theo đó, thu nhập cũng tăng dần. Công việc trồng rau đang hanh thông, tiền vào như nước, thì khu đất của ông bị nhà nước thu hồi để mở rộng thành phố Lào Cai. Cái nghiệp làm nông dân của ông bị gián đoạn. Số tiền đền bù đất, không bằng tiền lãi làm giống rau trong một năm của vợ chồng ông.
Mất nghề làm nông, ông Sơn sẵn máu làm ăn đã vung tiền mua máy xúc, để phục vụ cho các công trình xây dựng ở vùng Tây Bắc. Suốt chục năm lang bạt kỳ hồ, qua bao công trình, ông Sơn cũng thấy mệt mỏi. Trong hành trình lang bạt kiếm việc, ông đã biết được thông tin về chính sách khuyến khích người dân và doanh nghiệp đầu tư trồng sâm Lai Châu.
Cái máu nông dân trong ông lại nổi lên. Ông bán sạch máy xúc dồn tiền thuê hơn 1ha đất tại bản Sin Chải, để làm nhà màng trồng sâm và nhân giống sâm Lai Châu. Bước sang tuổi 60 như người ta sẽ chọn vui thú điền viên bên con cháu, ông lại khởi nghiệp trồng sâm khiến không ít người bất ngờ.
Sao chép thành công