Nội dung liên quan Xã Khánh Nhạc, Huyện Yên Khánh, Tỉnh Ninh Bình, Tin Trong Nước
Báo Giáo dục & Thời đại,
Bổ nhiệm, thăng hạng chức danh nghề nghiệp: Tạo điều kiện để nhà giáo phấn đấu
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
11:16:17 03/10/2024
theo đường link
https://giaoducthoidai.vn/bo-nhiem-thang-hang-chuc-danh-nghe-nghiep-tao-dieu-kien-de-nha-giao-phan-dau-post702596.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Ngô Chuyên - Hải Minh Theo dõi báo trên GD&TĐ - Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT ghi nhận những nỗ lực, phấn đấu về chuyên môn sau khi giáo viên được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xếp lương mới. Cô Nguyễn Thị Thủy và học sinh trong tiết sinh hoạt câu lạc bộ tại Trường Tiểu học số 1 xã Sín Chéng (Si Ma Cai, Lào Cai). Ảnh: NVCC Đồng thời thay đổi về thu nhập, mở rộng hệ số lương, qua đó cải thiện đời sống. Thầy cô phấn khởi Cô Nguyễn Thị Thủy - Trường Tiểu học số 1 xã Sín Chéng (Si Ma Cai, Lào Cai) gắn bó 12 năm với nghề giáo. Năm 2018, cô hoàn thành chương trình đại học, quá trình làm việc cô luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong 12 năm công tác, cô nhận được 4 bằng khen của Bộ GD&ĐT; 6 năm liền đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; 1 năm đạt chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, có đủ chứng chỉ tiếng Anh, tiếng Mông, trung cấp tin học… Năm 2022, cô được bổ nhiệm giáo viên hạng III và đang làm thủ tục đề nghị xét nâng hạng II. Từ thực tế trải qua, cô Thủy cho rằng, áp dụng nâng hạng cho giáo viên theo Thông tư 08 là điều đáng mừng, giảm nhiều thủ tục, đòi hỏi không cần thiết. Đặc biệt, không yêu cầu trình độ thạc sĩ đối với giáo viên tiểu học và THCS là đúng đắn, phù hợp mong muốn, thực tế của giáo viên. “Chuẩn giáo viên về lâu về dài có thể sẽ nâng cao, song cần thực hiện từ từ, việc chưa yêu cầu trình độ thạc sĩ với giáo viên tiểu học và THCS sẽ tạo nhiều cơ hội cho các thầy cô đạt hạng I. Đồng thời, nhiều giáo viên công tác lâu năm, đã hoàn thành chương trình đại học mong muốn sớm có cơ hội nâng hạng để có thể tăng thêm thu nhập, động viên tinh thần và cảm thấy được ghi nhận những cống hiến của bản thân. Nếu yêu cầu về thạc sĩ sẽ thiệt thòi cho những giáo viên lớn tuổi, có thâm niên công tác. Chưa kể giáo viên vùng cao như chúng tôi, vì điều kiện công tác ở xa có người cả năm chỉ về quê vài lần, việc dành thời gian cuối tuần xuống các trường đại học để học cao học, thậm chí phải đi Hà Nội hay các tỉnh khác để học cũng là hạn chế, bất cập không nhỏ và dẫn đến nhiều người dù đủ các điều kiện khác nhưng không có bằng thạc sĩ để nâng hạng”, cô Thủy nói. Tương tự, cô Phạm Thị Hường - Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Khánh Nhạc B (Yên Khánh, Ninh Bình) chia sẻ: Thông tư 08 quy định giáo viên được xếp lương tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm và điều chỉnh thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III từ 9 năm xuống còn 3 năm (với tiểu học vẫn giữ nguyên 9 năm từ hàng III lên hạng II) là mong muốn của tôi và nhiều đồng nghiệp, để có thể phấn đấu trong công việc cũng như đảm bảo công bằng. Thực tế, giáo viên hạng III yêu cầu khá cao về năng lực chuyên môn và thành tích. Nhấn mạnh những ưu điểm mà Thông tư 08 đưa ra khi áp dụng, cô Đinh Thị Thảo - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) cho rằng, việc điều chỉnh Thông tư 08 đã mang đến nhiều điểm lợi cho giáo viên, đặc biệt là hệ số lương cao hơn, giúp họ nỗ lực, phấn đấu để đạt được yêu cầu nâng hạng, mức lương sẽ cao hơn”. Tuy nhiên, cô Thảo vẫn băn khoăn, nếu giáo viên phấn đấu được xếp hạng I ngoài điều kiện bằng cấp, chuyên môn… còn phải tham gia mạng lưới chấm các hội thi của thành phố hoặc là thành viên trong Kiểm định chất lượng giáo dục của tỉnh. Tuy nhiên, trong cơ cấu thành viên ban giám khảo những cuộc thi này, tỷ lệ dành cho giáo viên rất ít, chủ yếu từ hiệu trưởng lên. Điều này trở thành hạn chế để giáo viên phấn đấu lên hạng I. Cô Trần Thị Hợi (thứ 4 từ trái sang) - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Khánh Nhạc B (Yên Khánh, Ninh Bình) cùng đồng nghiệp. Ảnh: NVCC Thay đổi đáng kể Theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng. Lương của giáo viên hiện nay được tính theo công thức: Tiền lương = Hệ số lương x Lương cơ sở. Theo bảng lương bên, lương giáo viên từ 1/7/2024 cao nhất gần 16 triệu đồng/tháng và thấp nhất khoảng 4,9 triệu đồng/tháng (tùy cấp học), cao hơn mức cũ từ 1,13 - 3,67 triệu đồng, chưa gồm phụ cấp. Ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết, thu nhập của giáo viên vẫn gồm lương và các khoản phụ cấp như hiện hành. Trong đó, lương cứng được tính theo mức lương cơ sở mới, 2,34 triệu đồng thay vì 1,8 triệu đồng/tháng. Giáo viên mầm non hạng III là nhóm nhận lương thấp nhất, từ khoảng 4,9 đến hơn 11,4 triệu đồng/tháng. Mức này cao hơn so với hiện tại khoảng 1,1 - 2,6 triệu đồng. Giáo viên tiểu học, THCS và THPT hạng I nhận lương cao nhất. Trong đó, người có hệ số lương 6,78 hưởng lương gần 16 triệu đồng/tháng, cao hơn hiện tại khoảng 3,7 triệu đồng. Theo nghị quyết về cải cách tiền lương, có 9 loại phụ cấp mới như: Kiêm nhiệm, thâm niên vượt khung, trách nhiệm công việc, ưu đãi theo nghề... Tuy nhiên từ 1/7/2024, các điều kiện chưa đủ thực hiện nên Chính phủ đề nghị giữ nguyên như hiện tại. Với giáo viên, tùy vị trí, nơi công tác, mỗi người có thể nhận được một hoặc một số khoản phụ cấp: Thâm niên (5% sau 5 năm công tác, mỗi năm cộng thêm 1%), ưu đãi nghề (25 - 50%), chức vụ, thâm niên vượt khung, đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân, giáo viên dạy trẻ khuyết tật, giáo viên công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Phù hợp với thực tế Theo ông Phạm Viết Phúc - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), những thay đổi trong Thông tư 08 phù hợp, cải thiện mức thu nhập cho giáo viên đặc biệt là giáo viên dạy học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, xa. Từ đó, có thể thu hút tốt hơn giáo viên trẻ đến công tác, gắn bó với nghề và đáp ứng được yêu cầu đời sống của họ. “Việc điều chỉnh thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III từ 9 năm xuống còn 3 năm là điều đáng phấn khởi. Bởi giáo viên mầm non là cấp học vất vả nhất, phải đi sớm về muộn. Do đó, khi rút ngắn thời gian giữ chức danh nghề nghiệp cho cấp học này sẽ tiếp thêm động lực để các cô yêu trường, mến trẻ, gắn bó lâu dài”, ông Phúc nhấn mạnh. Đồng quan điểm với ông Phúc, cô Trần Thị Hợi - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Khánh Nhạc B (huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) bày tỏ: “Thông tư 08 sửa đổi một số quy định giúp tôi và đồng nghiệp cảm thấy nhẹ nhàng, phù hợp. Đồng thời, Thông tư 08 quy định các tiêu chí, tiêu chuẩn chuyển đổi chức danh hạng II lên hạng I thực tế hơn, không yêu cầu trình độ thạc sĩ và chứng chỉ chức danh nghề nghiệp mỗi hạng một chứng chỉ. Như vậy, những điều chỉnh của Thông tư 08 đã phù hợp hơn với thực tế và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên được thăng hạng thuận lợi hơn. Dự thảo Luật Nhà giáo đang được lấy ý kiến nêu rõ chính sách tiền lương của nhà giáo gồm lương và phụ cấp, được ưu tiên xếp cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp. Theo các quy định, giáo viên được chia thành ba hạng I, II, III; trong đó hạng I cao nhất. Tương ứng với từng hạng, có nhiều bậc lương. Thông thường cứ ba năm công tác, giáo viên được tăng một bậc.