Báo điện tử Tổ Quốc,

Bộ Tài chính: Cần huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội cùng tham gia hỗ trợ phát triển các lĩnh vực Văn hóa- Thể thao-Du lịch

Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(Tổ Quốc) - Theo đại diện Bộ Tài chính, hiện nhu cầu nguồn lực dành cho các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch là rất lớn để xúc tiến, triển khai được các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra. Tuy vậy, trong điều kiện nguồn NSNN khó khăn, Bộ Tài chính cho rằng sẽ cần đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội cùng tham gia hỗ trợ phát triển các lĩnh vực.
Quang cảnh buổi làm việc.
Sáng 4/10, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước về tình hình thực hiện phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024, dự toán NSNN năm 2025 trong các lĩnh vực Ủy ban phụ trách.
Báo cáo tại buổi làm việc, đại diện Bộ Tài chính cho biết, tính đến 30/6/2024, về cơ bản các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương đã hoàn thành việc phân bổ dự toán chi thường xuyên theo các Nghị quyết của Quốc hội, quyết định giao dự toán của Thủ tướng Chính phủ đối với các lĩnh vực văn hóa thông tin, thể dục thể thao, du lịch, phát thanh, truyền hình, thông tấn, giáo dục- đào tạo…
Cụ thể, công tác phân bổ, quản lý và sử dụng NSNN năm 2024 đối với các lĩnh vực văn hóa thông tin, thể dục thể thao, du lịch, phát thanh, truyền hình, thông tấn thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn Luật; việc điều hành, quản lý chi NSNN chặt chẽ theo đúng dự toán được giao.
Theo đại diện Bộ Tài chính, hiện nhu cầu nguồn lực dành cho các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch là rất lớn để xúc tiến, triển khai được các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra. Tuy vậy, trong điều kiện nguồn NSNN khó khăn, Bộ Tài chính cho rằng sẽ cần đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội cùng tham gia hỗ trợ phát triển các lĩnh vực.
Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính lũy kế trong 4 năm 2021-2024, kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương (NSTW) trung hạn giai đoạn 2021-2025 của 6 ngành, lĩnh vực do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phụ trách đã phân bổ đạt 62,42% kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025.
Trên cơ sở số liệu nhu cầu đầu tư tại Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về đầu tư công, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nhu cầu kế hoạch vốn đầu tư năm 2025 cho lĩnh vực văn hóa tăng hơn 4,2 lần so với kế hoạch năm 2024 để thực hiện đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cho các ngành công nghiệp văn hóa; đầu tư hoàn thiện các công trình văn hóa quan trọng; đầu tư tu bổ các di sản văn hóa và hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở tại địa phương phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hưởng thụ văn hóa của người dân.
Nhu cầu kế hoạch vốn đầu tư cho lĩnh vực thể dục, thể thao cũng tăng hơn 3,7 lần so với kế hoạch năm 2024; trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp tăng hơn 2,58 lần so với kế hoạch năm 2024; trong lĩnh vực phát thanh truyền hình thông tấn tăng hơn 1,96 lần so với kế hoạch năm 2024…
Qua thảo luận, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đánh giá cao Báo cáo của các đơn vị; cho rằng nội dung các Báo cáo được chuẩn bị cơ bản bám sát đề cương Ủy ban đề nghị; đã cung cấp nhiều số liệu, thông tin vừa tổng thể, vừa cụ thể về tình hình phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN, kế hoạch đầu tư công năm 2024 trong các lĩnh vực Ủy ban phụ trách; về vốn chi sự nghiệp (NSTW và địa phương) cho văn hóa, thể thao, du lịch; giáo dục - đào tạo; thông tin - truyền thông, tín ngưỡng - tôn giáo... Các Báo cáo đã đánh giá được kết quả thực hiện năm 2024, đồng thời, dự toán năm 2025 và giai đoạn 3 năm 2025-2027 các lĩnh vực.
Phát biểu kết thúc cuộc làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đánh giá cao nội dung Báo cáo của các đơn vị; cho rằng những thông tin, số liệu được cung cấp sẽ là cơ sở hữu ích cho Ủy ban trong quá trình trao đổi với các bộ liên quan, nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp trong thời gian tới đối với các lĩnh vực Văn hóa - Thể thao - Du lịch; Thông tin - Truyền thông; Giáo dục- Đào tạo; Thanh niên, Trẻ em.
“Nhu cầu nguồn lực đầu tư cho các lĩnh vực trong năm 2025 khá lớn theo nhiệm vụ đặc thù, tuy nhiên theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cho thấy, các đề xuất mà 2 Bộ đưa ra cơ bản đáp ứng các nhu cầu”, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đắc Vinh nêu rõ./
Sao chép thành công