Nội dung liên quan Huyện Tánh Linh, Tỉnh Bình Thuận, Tin Trong Nước
Báo Dân tộc và Phát triển – Cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc,
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
14:32:31 25/09/2024
theo đường link
https://baodantoc.vn/bo-truong-chu-nhiem-uy-ban-dan-toc-hau-a-lenh-lam-viec-voi-ubnd-tinh-binh-thuan-1727184683923.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
T.Nhân - H.Trường - N.Triều Chiều 24/9, Đoàn Công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận về việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh năm 2024. Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh chủ trì buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận Báo cáo với Đoàn công tác, ông Nguyễn Minh Tân - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận, cho biết: Toàn tỉnh có 35 dân tộc với hơn 1,2 triệu dân, trong đó có 34 DTTS, chiếm 8,4%. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, tập quán, phong tục riêng, tạo nên sự đa dạng trong nền văn hóa dân tộc. Tổng vốn ngân sách giao thực hiện Chương trình MTQG 1719 trong 3 năm (từ năm 2022 - 2024) là 427.547 triệu đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương là 370.480 triệu đồng và ngân sách tỉnh đối ứng là 57.067 triệu đồng. Tính đến 31/8, tỉnh đã giải ngân 233.589 triệu đồng, đạt 54,6% kế hoạch. Cụ thể, năm 2022, giải ngân 76.274 triệu đồng, đạt 86,9%; năm 2023 giải ngân 110.331 triệu đồng, đạt 77%; năm 2024 giải ngân 31.081 triệu đồng, đạt 22,3%. Bên cạnh việc triển khai hiệu các dự án, tiểu dự án để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương hiệu quả, vẫn còn một số dự án, tiểu dự án như Tiểu dự án 1 - Dự án 3; Tiểu dự án 2 - Dự án 3; Tiểu dự án 2 - Dự án 10 có tiến độ giải ngân thấp. Hiện nay, địa phương đang từng bước khắc phục các khó khăn, kiến nghị các bộ, ngành Trung ương để tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ giải ngân, triển khai dự án. “Địa phương tăng cường công tác giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS, đầu tư hiệu quả các nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719 để hỗ trợ cho bà con vươn lên thoát nghèo bền vững. Bên cạnh đó, công tác chăm lo cho Người có uy tín ở địa phương được thực hiện tốt, cùng với đó là phát huy vai trò của Người có uy tín trong cộng đồng ngày càng hiệu quả”, ông Tân cho biết. Ông Nguyễn Hồng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận phát biểu tại buổi làm việc Phát biểu tại buổi làm việc, bà Võ Thị Minh Thảo - Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình Thuận, cho biết: Trong giai đoạn 2022 - 2024, toàn tỉnh giải ngân hơn 55,8 tỷ đồng đến 776 hộ gia đình DTTS nghèo để sản xuất kinh doanh và xây dựng nhà ở. Đối với các hộ dân vay vốn làm nhà ở, mỗi hộ được vay 40 triệu đồng; đối với hộ vay sản xuất kinh doanh, trung bình mỗi hộ được vay hơn 80 triệu đồng. “Để phát huy hiệu quả tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện thành công Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021 - 2025 nói chung và Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi nói riêng, đơn vị đề nghị Chính phủ bổ sung đối tượng hộ cận nghèo DTTS được thụ hưởng chính sách cho vay hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề theo Nghị định 28/2022/NDCP” bà Thảo nói. Tại buổi làm việc, ông Hà Việt Quân - Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG 1719, cho hay: Bình Thuận là một trong những địa phương thực hiện tốt việc giải ngân vốn để thực hiện các công trình, dự án. Bình Thuận có mức giải ngân cao so với mặt bằng chung của cả nước, tốc độ giải ngân cao, nhiều mục tiêu đều đạt được ở mức độ khá. Cũng theo ông Hà Việt Quân, qua khảo sát một số hộ dân tại huyện Tánh Linh, Đoàn đã nhận thấy được sự nỗ lực rất lớn của chính quyền trong việc hỗ trợ người dân từ nguồn vốn các chính sách, đặc biệt nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719. Người dân được hỗ trợ đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn để làm nhà, sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả tích cực. “Tuy nhiên, địa phương vẫn còn chậm trong việc triển khai Chương trình. Một số dự án, tiểu dự án ở Bình Thuận nói chung, huyện Tánh Linh nói riêng vẫn còn chậm. Chúng tôi hy vọng trong thời gian tới, địa phương sẽ quyết liệt hơn trong việc triển khai các dự án để đem lại kết quả tốt nhất. Ngoài ra, địa phương cần có lộ trình cụ thể trong việc thực hiện Chương trình”, ông Hà Việt Quân lưu ý. Ông Nguyễn Minh Tân - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận báo cáo với Đoàn công tác Trong khi đó, ông Hoàng Văn Tuyên - Vụ trưởng Vụ Chính sách dân tộc (UBDT), cho rằng đối với những đề xuất về việc mở rộng đối tượng cận nghèo, nâng thêm định mức hỗ trợ, kéo dài thời gian hỗ trợ (chủ yếu về vay vốn để làm nhà, hỗ trợ chuyển đổi nghề, vay vốn sản xuất) Vụ sẽ đề báo cáo, tham mưu đề xuất để có thể triển khai trong giai đoạn tới. “Chúng tôi đánh giá cao sự nổ lực của địa phương trong việc đã phát huy hiệu quả từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 để hỗ trợ cho người dân trong sản xuất, làm nhà ở và thực hiện được nhiều công trình, dự án, nhằm góp phần làm khởi sắc hơn cho vùng đồng bào DTTS ở địa phương”, ông Hoàng Văn Tuyên cho biết. Ông Hoàng Văn Tuyên - Vụ trưởng Vụ Chính sách dân tộc nêu ý kiến tại buổi làm việc Còn ông Lưu Xuân Thủy - Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số (UBDT) lưu ý về việc cần triển khai tốt hơn nữa việc quan tâm hỗ trợ đến lực lượng Người có uy tín ở địa phương. “Tỉnh hiện nay mới chỉ cấp báo cho Người có uy tín là báo địa phương, còn chưa có báo Trung ương. Chúng tôi đề nghị địa phương cần quan tâm về vấn đề này. Bình Thuận là địa phương thực hiện khá hiệu quả Chỉ thị 06 của Thủ tướng Chính phủ. Trong thời gian tới, địa phương cần tiếp tục triển khai hiệu quả hơn”, ông Lưu Xuân Thủy đề nghị. Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hồng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, cho biết sẽ tiếp thu những ý kiến mà Đoàn công tác của UBDT đã góp ý, chỉ ra và sẽ quyết liệt hơn trong triển khai Chương trình MTQG 1719 trong thời gian tới. Trước đây, Bình Thuận là một trong những tỉnh có tỷ lệ giải ngân rất thấp, nhưng nhờ sự tháo gỡ từ các bộ, ngành và sự kiên quyết của địa phương, tỷ lệ giải ngân ngày càng đạt kết quả khả quan hơn. Ông Hà Việt Quân - Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG 1719 phát biểu tại buổi làm việc “Địa phương đang đặt quyết tâm sẽ giải ngân 100% vốn năm 2022 và năm 2023 kéo dài đến nay, riêng với nguồn vốn năm 2024, địa phương cố gắng giải ngân đạt 95%. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ có những chỉ đạo, đôn đốc các sở, ngành, địa phương trong việc phân bổ, giải ngân để thực hiện các dự án. Đối với một số tiểu dự án, dự án có tiến độ giải ngân chậm, địa phương sẽ tìm cách tháo gỡ để tăng tốc triển khai. Riêng với lộ trình thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh tiếp thu ý kiến và sẽ cho rà soát cụ thể”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết. Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh đánh giá cao công tác tham mưu của Ban Dân tộc tỉnh, đồng thời biểu dương những nỗ lực của UBND tỉnh Bình Thuận để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn. Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT hầu A Lềnh chia sẻ, Chương trình MTQG 1719 tập trung vào nhóm đối tượng đặc thù là đồng bào DTTS đang sinh sống trên địa bàn có điều kiện khó khăn nhất, vì thế, tỉnh cần căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, rà soát từng dự án để triển khai đúng đối tượng, phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Bà Võ Thị Minh Thảo - Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình Thuận phát biểu tại buổi làm việc Kết quả đạt được là cả quá trình chỉ đạo, điều hành, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của Nhân dân. Những kết quả trên đã tạo ra bước chuyển biến tốt trong công tác đầu tư xây dựng hạ tầng, làm thay đổi diện mạo của các vùng nông thôn, nâng cao thu nhập cho các hộ dân vùng đồng bào DTTS và miền núi. Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh: Bình Thuận là tỉnh có khá đông đồng bào DTTS, trong đó đồng bào Chăm chiếm số đông so với cả nước. Về nông nghiệp nông thôn, Bình Thuận cũng là địa phương làm khá tốt, cơ sở hạ tầng như điện - đường - trường - trạm được đầu tư tương đối bảo đảm. Việc phát triển về văn hóa, giáo dục, y tế cho người dân trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với đồng bào Chăm được quan tâm. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Bình Thuận vẫn còn gặp một số khó khăn trong việc phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS, nhất là vấn đề thu nhập bình quân vẫn thấp. Mặc dù tỷ lệ giảm nghèo nhanh, nhưng so với mặt bằng chung thì bà con vẫn còn một số khó khăn, như tỷ lệ có việc làm ở nông thôn còn hạn chế. “Phong trào khởi nghiệp, phát triển đội ngũ doanh nhân ở vùng đồng bào DTTS còn hạn chế, đó là chưa kể đến việc thu hút đầu tư. Do đó, tôi đề nghị địa phương cần quan tâm hơn nữa đối với vấn đề này, nhất là thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm cho người dân. Mảng văn hóa xã hội mặc dù đã được quan tâm, tuy nhiên địa phương cần quan tâm hơn nữa, phát huy những giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT lưu ý. Ông Lưu Xuân Thủy - Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số (UBDT) phát biểu ý kiến tại buổi làm việc Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đề nghị địa phương cần tổ chức triển khai hiệu quả hơn nữa các chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình MTQG 1719. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc thì địa phương cần kịp thời có những kiến nghị để tháo gỡ. Riêng với những dự án, tiểu dự án đã có hướng dẫn, địa phương cần quyết liệt hơn trong triển khai, thực hiện. “Thời gian thực hiện Chương trình giai đoạn 1 còn rất ít, tôi đề nghị các đồng chí triển khai quyết liệt. Muốn như thế, chúng ta phải rà soát, đánh giá từng dự án, nội dung trong từng dự án, để có đánh giá cụ thể. Chúng ta cần rà soát, đối chiếu để có những chỉ đạo triển khai cho tốt hơn. Cần triển khai sơ kết, đánh giá giai đoạn này, để có những điều chỉnh trọng tâm cho giai đoạn sau. Cùng với việc rà soát, địa phương cần gắn trách nhiệm cho cá nhân, tổ chức để thực hiện quyết liệt hơn, phát huy hiệu quả từ Chương trình tốt hơn”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh nhấn mạnh. Cũng theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT, địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để tránh những sai sót ở cơ sở. Đồng thời, kiểm tra, giám sát để có những tháo gỡ kịp thời, đảm bảo hỗ trợ đến được với người dân. Bên cạnh sự tháo gỡ của các bộ, ngành, địa phương cũng cần phối hợp để có những hướng triển khai tốt nhất. “Quá trình thực hiện chương trình MTQG 1719, địa phương cần phối hợp với hai Chương trình MTQG còn lại. Ở đây, không chỉ lồng ghép vốn, mà còn lồng ghép đối tượng, lồng ghép mô hình… Ví dụ như đầu tư vào một bản, thì chúng ta định hướng là giảm nghèo như thế nào và sau đó là phát triển như thế nào…”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đề nghị.