Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật,

Bộ Xây dựng: Có hiện tượng "cò đấu giá", thao túng thị trường BĐS

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 02:00:27 25/09/2024 theo đường link https://www.nguoiduatin.vn/bo-xay-dung-co-hien-tuong-co-dau-gia-thao-tung-thi-truong-bds-204240924200921514.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Nguyễn Hồng Nhung
Qua các phiên đấu giá đất, Bộ Xây dựng cho biết có hiện tượng tạo mặt bằng giá ảo bởi đội ngũ "cò đấu giá" thông đồng làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia. Mới đây, Bộ Xây dựng đã có Báo cáo số 5333 gửi Văn phòng Chính phủ giải thích về nguyên nhân tăng giá BĐS
trong thời gian qua.
Giá đất trúng đấu giá cao gây kích động người dân Đánh giá chung về tình hình thị trường BĐS
, Bộ Xây dựng cho rằng việc giao và cho thuê đất thông qua đấu giá đã hạn chế được tiêu cực, lợi dụng cơ chế xin - cho, góp phần bổ sung nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương. Việc này ngày càng được thực hiện phổ biến, mở rộng hơn về quy mô, tăng giá trị thu được qua từng năm.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, Bộ Xây dựng hoạt động này cũng bộc lộ một số hạn chế, tiêu cực. Cụ thể, trong quá trình tổ chức đấu giá, một số nơi có hiện tượng "cò đấu giá", thông đồng làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia.
Hiện tượng trả giá rất cao một số lô rồi bỏ cọc, tạo mặt bằng giá ảo để thao túng thị trường hay mua đi, bán lại nhiều lô đất nhằm thu lợi bất chính diễn ra phổ biến tại nhiều nơi, thậm chí mang tính tổ chức.
Giá đất trúng đấu giá cao bất thường có thể gây kích động người dân.
Theo Bộ Xây dựng đánh giá, kết quả đấu giá đất vừa qua bị tác động bởi ba nguyên nhân gồm giá khởi điểm thấp thu hút nhiều người tham gia, số tiền đặt cọc để tham gia đấu giá thấp và trong các cuộc đấu giá có nhiều hội nhóm đầu tư chuyên nghiệp tham gia rồi bán lại ngay để kiếm lời.
"Kết quả trúng đấu giá cao gấp nhiều lần giá khởi điểm sẽ có tác động tiêu cực đến mặt bằng giá đất, thị trường (cung, cầu) nhà ở, thị trường BĐS
", Bộ Xây dựng khẳng định.
Thứ nhất, việc đấu giá đất giá cao sẽ khiến thiết lập mặt bằng giá mới, thậm chí cao hơn nhiều cho khu vực lân cận địa điểm đấu giá.
Thứ hai , gây ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư, kéo theo sự tăng giá của các sản phẩm nhà ở, BĐS
đã hoặc đang chào bán lân cận địa điểm đấu giá.
Thứ ba, giá đất tăng làm tăng chi phí đầu vào và kéo theo tăng giá nhà ở, BĐS
; các doanh nghiệp khó có cơ hội đầu tư dự án bình dân, giá thấp mà bắt buộc phải đầu tư BĐS
cao cấp; người dân có thu nhập thấp và trung bình sẽ khó sở hữu nhà ở.
Thứ tư, gây khó thu hút đầu tư xây dựng trên địa bàn và làm suy giảm, hạn chế nguồn cung trong tương lai do mặt bằng giá đất quá cao khiến chủ đầu tư khó tiếp cận.
Và cuối cùng, kết quả trúng giá đất cao bất thường sẽ gây khó cho công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư; dễ kích động người dân bị thu hồi đất đã nhận tiền bồi thường hoặc chưa nhận tiền bồi thường khiếu nại đòi mức bồi thường cao hơn phương án bồi thường đã được phê duyệt, gây mất ổn định xã hội.
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết để trục lợi Tại báo, Bộ Xây dựng cũng chỉ ra nguyên nhân tăng giá BĐS
tại một số khu vực, địa phương trong thời gian qua.
Đầu tiên giá bán BĐS
tăng một phần do biến động tăng đối với chi phí liên quan đến đất đai gần đây cũng như tác động khi áp dụng phương pháp tính và bảng giá đất mới.
Bên cạnh đó có hiện tượng "tạo giá ảo", "thổi giá" của giới đầu cơ và các cá nhân hành nghề môi giới BĐS
. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết, đầu tư theo tâm lý đám đông của người dân để trục lợi.
Đội ngũ "cò đấu giá" lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để trục lợi.
Đồng thời, việc thiếu nguồn cung BĐS
, nhà ở để đáp ứng nhu cầu đại bộ phận người dân, các đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình tại các khu vực đô thị, đặc biệt là Tp. Hà Nội và Tp. HCM cũng khiến giá BĐS
tăng cao.
Cùng với đó, biến động của nền kinh tế trong thời gian qua liên quan đến thị trường chứng khoán, trái phiếu, vàng... đã tác động đến tâm lý của người dân, nhà đầu tư, dẫn đến xu hướng chuyển dịch dòng tiền của người dân, nhà đầu tư sang đầu tư nhà, đất để làm nơi "trú ẩn" an toàn cho nguồn tiền tích lũy, nguồn vốn đầu tư.
Bộ Xây dựng đề xuất đánh thuế người sở hữu nhiều nhà, đất Tại văn bản này, Bộ Xây dựng đề xuất nhiều giải pháp nhằm giảm giá nhà ở, BĐS
và ổn định thị trường như nghiên cứu đề xuất hoàn thiện các quy định liên quan đến đấu giá quyền sử dụng đất đảm bảo phù hợp với thực tiễn theo hướng: tăng tiền đặt cọc, xác định giá khởi điểm, rút ngắn thời gian nộp tiền trúng đấu giá, hạn chế người tham gia đấu giá với mục đích đầu cơ,…
Song cũng nghiên cứu, đề xuất chính sách đánh thuế đối với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà, đất để hạn chế hoạt động đầu cơ, việc mua đi bán lại nhà, đất trong thời gian ngắn để kiếm lời đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế...
Bộ Xây dựng đề xuất nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất.
Đồng thời, Bộ Xây dựng cho rằng, cần có giải pháp, biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của việc ban hành bảng giá đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 đến mặt bằng giá đất, giá nhà, đến cung cầu của thị trường BĐS
Nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét thí điểm mô hình "Trung tâm giao dịch BĐS
và quyền sử dụng đất do Nhà nước quản lý nhằm hạn chế tình trạng sàn giao dịch BĐS
, hoạt động môi giới BĐS
có thể cấu kết gây nhiễu loạn thị trường.
Đặc biệt, Bộ Xây dựng cũng đề xuất nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án, triển khai thực hiện các dự án BĐS
, hoạt động kinh doanh BĐS
để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền, quy định của pháp luật.
Tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý có hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ BĐS
, dịch vụ sàn giao dịch BĐS
, dịch vụ môi giới BĐS
Sao chép thành công