Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Các đối tượng lấy mẫu hình thức tương tự văn bản của cơ quan quản lý nhà nước để cắt ghép và gửi cho chủ cơ sở, gây hoang mang, lo sợ, từ đó yêu cầu nếu muốn không bị kiểm tra thì chuyển tiền với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), ngày 6/10 cho biết cơ quan này đã nhận được thông tin phản ánh có (như thông báo, quyết định về việc thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát) sẽ kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.
Các đối tượng lừa đảo sử dụng số điện thoại giả danh là lãnh đạo Sở Y tế, Thanh tra Sở Y tế hoặc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm gọi điện đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do ngành y tế quản lý, yêu cầu đại diện cơ sở có mặt tại cơ sở sản xuất, kinh doanh để làm việc với đoàn thanh tra, kiểm tra; cho số điện thoại để cơ sở liên lạc.
"Các đối tượng này đã lấy mẫu hình thức tương tự văn bản của các cơ quan quản lý nhà nước để cắt ghép và gửi cho chủ cơ sở. Đây là thủ đoạn lợi dụng cơ quan chức năng nhằm gây tâm lý hoang mang, lo sợ, từ đó yêu cầu các chủ cơ sở nếu muốn không bị kiểm tra thì chuyển tiền với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản" - thông báo của Cục An toàn thực phẩm nêu.
Trước thực trạng trên, Cục An toàn thực phẩm đề nghị giám đốc sở y tế các địa phương, Sở An toàn thực phẩm TPHCM , Trưởng ban quản lý an toàn thực phẩm TPĐà Nẵng và tỉnh
Bắc Ninh cần chỉ đạo ngay các cơ quan chức năng quản lý về an toàn thực phẩm của tỉnh, huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, thông tin đến cán bộ, nhân viên, các cơ quan truyền thông của tỉnh, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn biết được thủ đoạn nêu trên.
Trường hợp các cơ sở sản xuất kinh doanh phát hiện các văn bản nghi ngờ giả mạo (văn bản thường sai về thể thức, nội dung yêu cầu thanh tra, kiểm tra, hoặc văn bản cắt ghép, hoặc không đúng chức danh của người kí văn bản, chữ kí giả mạo...), Cục An toàn thực phẩm đề nghị thông báo đến đường dây nóng của sở y tế, thanh tra sở y tế, chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, hoặc cơ quan công an nơi gần nhất; phối hợp với cơ quan công an để xử lý trường hợp phát hiện sai phạm.
Đối với các tỉnh ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi), Cục An toàn thực phẩm đề nghị thông báo cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm về Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 của Chính phủ, trong đó có nội dung yêu cầu tạm ngưng các hoạt động thanh tra,kiểm tra đối với doanh nghiệp để khẩn trương khắc phục hậu quả của bão.
Như VietNamNet đã đưa tin, mới đây, Công an TPHCM ghi nhận vụ việc một số người giả danh cán bộ ngành y tế gọi điện thoại cho chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, sau đó đề nghị kết bạn qua mạng xã hội Zalo để gửi quyết định thông báo về việc giám sát, kiểm tra cơ sở.
Văn bản giả mạo Sở Y tế TPHCM. Ảnh: SYT
Những người này gửi một số tài liệu mạo danh Sở Y tế ký ban hành đến các cơ sở kinh doanh như quyết định và thông báo của Sở về việc thành lập đoàn kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm. Kẻ gian lấy mẫu văn bản tương tự của cơ quan nhà nước để cắt ghép.
Tương tự, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Phước cũng nhận tin nhắn kèm hình ảnh từ đại diện một nhà hàng trên địa bàn hỏi về 2 văn bản thông báo kiểm tra, giám sát của Sở. Tại Long An cũng xuất hiện văn bản giả mạo quyết định của Sở Y tế về việc thành lập đoàn kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Văn bản này ghi số 115 nhưng không có ngày, tháng, năm.
Cũng giống như các địa phương trên, Giám đốc Sở Y tế Gia Lai Lý Minh Thái đã thông tin về một văn bản mạo danh để kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Hà Nội siết chặt quản lý an toàn thực phẩm xung quanh cổng trường Trong năm học 2024-2025, các quận, huyện tại Hà Nội tập trung siết chặt, quản lý các hàng quán thực phẩm quanh trường học, đảm bảo an toàn cho học sinh.