Báo điện tử Đại biểu nhân dân,

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Chưa phù hợp với Chương trình GDPT 2018, gây áp lực tới học sinh

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 12:47:58 07/10/2024 theo đường link https://daibieunhandan.vn/boc-tham-mon-thi-thu-3-vao-lop-10-chua-phu-hop-voi-chuong-trinh-gdpt-2018-gay-ap-luc-toi-hoc-sinh-post392423.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Báo Đại biểu Nhân dân
Ngày 4.10, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT thay thế Thông tư 11 hiện hành, trong đó dự kiến quy định thi 3 môn vào lớp 10 với 2 môn thi bắt buộc là môn Toán và môn Ngữ văn, môn thi thứ 3 tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên. Nội dung này đang gây nhiều ý kiến tranh luận.
Phụ huynh động viên con khi tan thi vào lớp 10 năm 2024
Cần phân biệt rõ giữa thi tuyển sinh và thi tốt nghiệp
Thông thường có các phương thức tuyển sinh cơ bản là: Xét tuyển; Thi tuyển và Kết hợp hợp giữa xét tuyển và thi tuyển. Vậy dùng phương thức nào cho phù hợp? Câu hỏi này được trả lời cần căn cứ vào thực tế của từng địa phương khi số lượng chỉ tiêu cần tuyển bằng hoặc lớn hơn số lượng đăng kí đầu vào thì chỉ cần xét tuyển. Còn số lượng nhiều hơn có tính cạnh tranh cao như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh... để phân loại được tốt hơn kết quả học tập ở cấp học liền kề thì cần tổ chức thi tuyển hoặc kết hợp giữa xét tuyển và thi tuyển.
Ngoài ra, trong phạm vi của một địa phương cũng có thể kết hợp thi tuyển cho quận/huyện/ thị xã/thành phố thuộc tỉnh/ thành phố có tỉ lệ học sinh cạnh tranh đầu vào cao và xét tuyển cho đơn vị không có tính cạnh tranh đầu vào.
Cần phân biệt rõ giữa thi tuyển sinh và thi tốt nghiệp. Với trường hợp tranh luận các môn thi vào lớp 10 dư luận đang xôn xao thì đây là thi tuyển sinh chứ không nên nhầm lẫn như thi tốt nghiệp vì học sinh lớp 9 mà phải đảm bảo điều kiện đã tốt nghiệp THCS theo quy định tại khoản 3 điều 34 Luật giáo dục 2019 mới được dự thi vào lớp 10.
Như vậy, việc thi tuyển sinh nhằm để phân loại thí sinh phục vụ mục đích tuyển sinh vào lớp 10 khác với thi tốt nghiệp là "học gì thi đó" và tránh học tủ học lệch.
Theo Chương trình GDPT 2018 thì cấp THPT học sinh sẽ được lựa chọn các môn học theo định hướng nghề nghiệp
Vậy thi tuyển sinh cần những môn thi nào?
Thi nói riêng và Kiểm tra, đánh giá nói chung đều có căn cứ quan trọng là dựa vào chương trình giáo dục. Với chương trình GDPT 2018 có mục tiêu là phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Do vậy, việc thi tuyển sinh cũng phải là thi đánh giá năng lực của học sinh.
Việc thi đánh giá năng lực của học sinh về bản chất là mượn nội dung kiến thức để đánh giá các năng lực cần đánh giá. Vì thế với cấp THCS thì các năng lực cần đánh giá là các năng lực cơ bản nên có thể lựa chọn 2 môn học cơ bản nhất là Toán và Ngữ văn để dùng làm nội dung đánh giá các năng lực cơ bản đó.
Vẫn theo Chương trình GDPT 2018 thì cấp THPT học sinh sẽ được lựa chọn các môn học theo định hướng nghề nghiệp, do vậy để có thể phân loại tốt hơn cho việc lựa chọn học sinh vào lớp 10 thì có thể tổ chức thi thêm một môn thứ 3 và đồng thời cũng tạo nền tảng năng lực đặc thù cho học sinh để học tập thành công các môn học lựa chọn ở cấp THPT (tương tự các đại học tuyển sinh bằng 3 môn vào các ngành học bậc đại học).
Vậy môn thi thứ 3 nên chọn môn thi nào?
Việc chọn môn thi thứ 3 không nên để theo quy định là bốc thăm vì sẽ tạo sự may rủi, thiên kiến cho mỗi nhóm học sinh khác nhau và không tạo nền tảng năng lực đặc thù giúp ích cho học sinh học tập các môn lựa chọn và thuận lợi ở cấp THPT.
Phương án tốt nhất cho người học là được tự lựa chọn một trong số môn học sau: Ngoại ngữ, KHTN, Lịch Sử và Địa lý, GDCD (các môn học này là các môn khoa học cơ bản, các môn học còn lại là các môn học ứng dụng và năng khiếu: Tin học, Công Nghệ, Mĩ Thuật, Âm nhạc, Giáo dục thể chất). Tuy nhiên phương án này rất vất vả, khó khăn trong việc ra đề thi nhưng thuộc về người lớn và đem lại lợi ích tối đa cho người học.
Ngoài ra, có thể chọn môn thi thứ 3 là môn ngoại ngữ vì thuận lợi cho tất cả học sinh khi vào học cấp THPT là môn học bắt buộc và thực hiện theo Kết luận 91-KL/TW của Bộ Chính trị từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học và hướng tới cho người học với xu hướng thành công dân toàn cầu trong tương lai.
Tâm trạng của thí sinh khi tan thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2024
Ban hành Thông tư quá chậm, học sinh sẽ gặp khó khăn
Việc ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT thay thế thông tư hiện hành phục vụ cho việc tuyển sinh vào lớp 10 THPT theo Chương trình GDPT 2018 là hết sức cấp thiết.
Tuy nhiên, việc ban hành dự thảo vào thời điểm này là rất chậm và nếu Thông tư này thông qua cũng đã hết học kì 1 năm học 2024-2025 sẽ gây áp lực, khó khăn cho học sinh lớp 9 năm học này, bởi lẽ đây là năm đầu tiên thi theo Chương trình GDPT 2018.
Bên cạnh đó, lứa học sinh này phải chịu ảnh hưởng ngay khi bước vào lớp 6 học chương trình mới và trải qua 2 năm học trực tuyến do dịch Covid-19. Đặc biệt, bất cập việc thực hiện tổ chức dạy và học môn Khoa học Tự nhiên trong thời gian khá dài, hiệu quả chưa được đánh giá nếu bốc thăm ngẫu nhiên vào môn học này là môn thi thứ 3 sẽ làm dấy lên nhiều tranh cãi không cần thiết khi gần sát ngày thi của học sinh (dự kiến cuối tháng 3 mới bốc chọn môn thi thứ 3).
Trước đó, tỉnh Quảng Nam đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên từ năm học 2025-2026. Theo đó, phương án tuyển sinh là kết hợp xét học bạ THCS để tuyển sinh, sau 10 năm chỉ xét tuyển. 3 môn thi gồm: Ngữ văn, Toán, tiếng Anh.
TP.Hồ Chí Minh cũng đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Theo đó, kỳ thi lớp 10 công lập diễn ra vào tháng 6 hàng năm với ba môn Toán, Văn, Ngoại ngữ. Đồng thời, thành phố cũng đã cũng đã công bố đề thi tham khảo vào lớp 10 THPT năm 2025. Theo đó, đề thi lớp 10 môn Toán cơ bản giữ nguyên, đề thi Văn thay đổi cấu trúc, đề tiếng Anh có thêm yêu cầu viết cụm từ.
Việc thay đổi này là vì năm 2025, lứa học sinh đầu tiên của cả nước hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc THCS. Do đó, đề thi lớp 10 có nhiều điểm thay đổi để phù hợp với chương trình.
Do đó, giờ bốc thăm môn thi thứ 3, không trúng môn tiếng Anh thì học sinh và phụ huynh đã ôn luyện trong thời gian qua biết kêu ai và ai là người chịu trách nhiệm về việc này?
Dẫu biết rằng “ khó người, khó ta ” nhưng với một kì thi quan trọng mà trong những năm gần đây ở một số địa phương kì thi này còn có sức “nóng” hơn cả thi tuyển sinh đại học như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thì nên chăng các nhà quản lý giáo dục cần suy tính thấu đáo để ban hành các quy định hợp lý, hợp tình tránh làm tổn thương đến học trò, phụ huynh và gây bức xúc trong xã hội.
Hồng Hạnh - Diệp Anh
Sao chép thành công