Nội dung liên quan Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, Tin Trong Nước, Phường Thành Công
Báo Giáo dục & Thời đại,
Bồi đắp tinh thần thiện nguyện từ nhà trường
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
23:07:44 30/09/2024
theo đường link
https://giaoducthoidai.vn/boi-dap-tinh-than-thien-nguyen-tu-nha-truong-post702836.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Hoàng Trang Theo dõi báo trên GD&TĐ - Phong trào quyên góp giúp đỡ cho đồng bào vùng lũ lụt thời gian qua được học sinh hưởng ứng nhiệt tình với tinh thần đùm bọc, chia sẻ. Nhiều trường học tổ chức quyên góp với tinh thần “tương thân tương ái”. Đó còn là những bài học về sự đoàn kết, cảm thông và giáo dục nhân cách. Mùa Trung thu của sự sẻ chia! Bão Yagi (bão số 3) đổ bộ vào nước ta với sức tàn phá nặng nề, gây ra mưa lớn kéo dài, sạt lở, lũ lụt nghiêm trọng ở cả đồng bằng và vùng núi phía Bắc. Trong bối cảnh đau thương do bão lũ gây ra, cả nước đã đoàn kết hướng về những vùng chịu thiệt hại nặng nề, thể hiện nghĩa đồng bào, sự sẻ chia sâu sắc. Dù bão lũ gây ra những tổn thất không thể bù đắp nhưng với sự chung tay của cả cộng đồng, những vết thương sẽ sớm lành và cuộc sống của người dân vùng lũ sẽ sớm ổn định trở lại. Còn đối với các em học sinh, trận bão này khiến các em học thêm được nhiều điều từ tinh thần thiện nguyện, và sự đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn. Một buổi sáng đầu tuần không chỉ có sách vở, trên tay học sinh cầm những món quà nhỏ gửi gắm tới những nơi đau thương ở miền núi phía Bắc. Những hình ảnh khiến nhiều học sinh hiểu được sâu sắc sự mất mát của đồng bào và cả những người bạn đồng trang lứa. Đến ngày 16/9, hơn 60 trường ở Hà Nội vẫn phải cho học sinh nghỉ học. Mặc dù khó khăn là thế, nhưng học sinh và giáo viên ở Thủ đô vẫn lan tỏa tình yêu thương. Nhiều trường học đã không tổ chức Đêm hội Trung thu như kế hoạch, mà sẽ dành toàn bộ kinh phí đó để gửi tới tỉnh miền núi phía Bắc. Mùa Trung thu năm nay, thay vì những lễ hội tưng bừng, các hoạt động được tổ chức giản dị, tiết kiệm, tràn đầy ý nghĩa nhân văn. Nhiều tỉnh, thành phố, ban, ngành đã ra quyết định, thông báo dừng các hoạt động lễ hội, vui chơi để dành kinh phí giúp đỡ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3. Cùng với đó, nhiều tỉnh, thành phố, cơ quan, đơn vị đã chủ động rút gọn các chương trình, không tổ chức những lễ hội hoành tráng, chuyển sang hình thức tặng quà thiết thực, hỗ trợ trực tiếp cho người dân vùng bão lũ. Các hoạt động vui chơi của trẻ em được giảm bớt, thay vào đó là những món quà nhỏ nhưng chan chứa tình cảm được gửi đến các bạn ở vùng bị ảnh hưởng. Đây là cách giúp đỡ thiết thực, là bài học sâu sắc về lòng nhân ái, sự sẻ chia. Những món quà này là biểu tượng của tình đồng bào, tinh thần “tương thân tương ái” của người Việt Nam trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Trường Tiểu học Đoàn Kết (quận Long Biên, Hà Nội) năm nay các lớp đều dừng không tổ chức Trung thu và phát động gây quỹ ủng hộ những vùng bị ảnh hưởng do bão. Cô Nguyễn Thị Liễu, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ năm nay không tổ chức Trung thu, học sinh cũng có thể tạm gác lại nhu cầu mua đồ chơi trong dịp này để đóng góp, chung tay cùng với nhà trường dành nguồn lực hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề do bão lũ. Với những việc làm ý nghĩa, thiết thực đó, các em vẫn có một mùa trăng đẹp và ý nghĩa, mùa trăng của lòng nhân ái, sự sẻ chia. Theo Bộ LĐ-TB&XH, năm nay các chương trình, sự kiện Trung thu được rút ngắn, tập trung vào việc tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, những vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai. Dịp này, các hoạt động giáo dục cũng được đẩy mạnh nhằm khơi dậy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, đồng thời vận động cộng đồng chung tay giúp đỡ trẻ em vùng lũ sớm ổn định cuộc sống và trở lại trường học. Ảnh minh họa. Bài học sống động về tình người Mỗi một nhà trường lại có những cách thức khác nhau trong việc quyên góp để cùng hướng về những địa bàn khó khăn, thiệt hại sau bão. Học sinh Trường Tiểu học Lý Thái Tổ (Cầu Giấy, Hà Nội) cùng chung tay cho chương trình “Lan tỏa yêu thương” bằng hoạt động tự làm các phần quà và vẽ tranh. Phụ huynh sẽ mua lại những bức tranh này để có nguồn tiền ủng hộ các bạn học sinh vùng bão lũ. Nhiều học sinh ở các trường soạn quần áo, đồ dùng học tập gói gém cẩn thận mang đến quyên góp với mong muốn chia sẻ với các bạn còn khó khăn hơn mình. Chia sẻ với Báo GD&TĐ, cô Nguyễn Ngọc Anh - Hiệu trưởng Trường THCS Thành Công (Hà Nội) cho biết: “Mỗi cán bộ, nhân viên, học sinh, thầy cô giáo đều đóng góp từ tấm lòng của mình, dù lớn hay nhỏ, tất cả đều chung một nguyện vọng duy nhất: Giúp đỡ những người dân đang chịu hậu quả nặng nề của bão lũ...” - cô Ngọc Anh bày tỏ. Hiệu trưởng Trường THCS Thành Công cũng chia sẻ, đối với các thầy cô, số tiền quyên góp không chỉ là sự giúp đỡ vật chất mà còn là một bài học sống động về tình người cho các em học sinh. Mỗi đồng tiền gửi đi là cả tấm lòng, là sự sẻ chia những đau thương, khó khăn với người dân thiệt hại. Những hành động ấy tuy nhỏ bé, nhưng khi được cộng hưởng lại đã trở thành nguồn động lực lớn lao, đem lại niềm tin và hy vọng cho hàng nghìn người đang trong cơn khốn khó. “Với các con học sinh, số tiền quyên góp có thể là tiền tiết kiệm, là những đồng tiền nhỏ nhưng mang theo cả tình yêu thương và lòng nhân hậu. Chính từ những hành động nhỏ bé nhưng đầy ý nghĩa đó, các con đã học được cách cảm thông, biết quan tâm và chia sẻ với những hoàn cảnh kém may mắn hơn mình. Đây là bài học thực tế sâu sắc mà không sách vở nào có thể truyền tải một cách trọn vẹn, giúp các con hiểu rằng việc giúp đỡ người khác chính là góp phần tạo nên một xã hội tốt đẹp hơn...” - cô Ngọc Anh tin tưởng. Chia sẻ về hoạt động thiện nguyện trong trường học, cô Nguyễn Thị Vân Anh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng (Hà Nội) cho rằng: “Thông qua hoạt động thiện nguyện, các em không chỉ học hỏi thêm về lòng nhân ái mà còn hiểu rõ hơn về trách nhiệm của mình đối với xã hội. Sự tham gia nhiệt tình của toàn bộ tập thể nhà trường, phụ huynh và học sinh đã góp phần lan tỏa tinh thần chia sẻ, cùng nhau vượt qua khó khăn của mọi người. Hoạt động này cũng giúp nâng cao tinh thần đoàn kết trong nhà trường, kết nối các cá nhân, gia đình và xã hội lại gần nhau hơn, đồng thời góp phần củng cố niềm tin và sự gắn kết giữa nhà trường và gia đình, cộng đồng...”.