Báo điện tử Pháp luật Việt Nam,

Bước chuyển vượt bậc của thanh toán không dùng tiền mặt

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 11:05:04 28/09/2024 theo đường link https://baophapluat.vn/buoc-chuyen-vuot-bac-cua-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-post526874.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng phổ biến. (Ảnh: TCTT).
Nam miền Bắc
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nam miền Nam
(PLVN) - Trả tiền mua rau, tiền photocopy vài nghìn đồng, quét mã QR để thanh toán tiền gửi xe... là các hoạt động đã hiện diện ở nhiều nơi trên toàn quốc, thậm chí cả ở những bản làng xa xôi. Có thể nói, thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đã có một bước chuyển vượt bậc khi tỷ lệ thực hiện đã vượt mục tiêu tại Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025.
Trên 95% khách hàng thanh toán tiền điện không tiền mặt
Số lượng khách hàng TTKDTM trong ngành điện đang chuẩn bị tiến tới con số tuyệt đối. Tổng Công ty Điện lực TP HCM cho biết, đến nay tỉ lệ khách hàng không sử dụng tiền mặt để thanh toán tiền điện trên địa bàn thành phố đạt 99,85% về khách hàng, tương ứng với 99,7% giá trị hóa đơn. Tính tổng toàn ngành điện, số liệu 6 tháng đầu năm 2024 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, tỷ lệ khách hàng của EVN thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đạt 95,59%, cao hơn 0,71% so với năm 2023.
Ở một số địa phương khó khăn về hạ tầng cũng như cơ sở vật chất, tỉ lệ TTKDTM cũng tăng lên theo mỗi tháng. Ví dụ, ở huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu - một trong những tỉnh được đánh giá là nghèo nhất Việt Nam) cũng đã triển khai hợp tác thanh toán điện tử qua các đối tác thanh toán trung gian, ưu tiên thanh toán tiền điện qua các kênh ngân hàng như Vietinbank, Agribank, LienViet Postbank… và các tổ chức trung gian: Viettel, Payoo, Vnpay, VNPTPay, Momo, Vimo, VNpost, ZaloPay… để triển khai mạnh mẽ tỉ lệ TTKDTM.
Để thực hiện hiệu quả việc thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt, trong thời gian tới, các công ty điện lực ở các vùng sâu, vùng xa đã lên các kế hoạch tích cực phối hợp cùng các doanh nghiệp viễn thông như Viettel, Vinaphone… để đưa phương thức thanh toán qua Mobile Money đến với khách hàng ở khu vực này, để sớm có thể đạt mục tiêu trên 95% khách hàng TTKDTM vào năm 2025.
Tỉ lệ rút tiền mặt qua ATM giảm rõ rệt
Ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước - NHNN) đánh giá, các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đã chú trọng phát triển mạnh hệ sinh thái số với các sản phẩm dịch vụ, phương thức thanh toán mới, an toàn, tiện lợi, đem lại lợi ích, thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, thu hút số lượng lớn khách hàng sử dụng.
Nhiều dịch vụ, phương thức thanh toán mới như xác thực, định danh khách hàng bằng thông tin sinh trắc học thông qua Căn cước công dân gắn chip, tài khoản định danh và xác thực điện tử VNeID; thanh toán một chạm, thanh toán xuyên biên giới bằng mã phản hồi nhanh QR…; Kết nối để thực hiện thanh toán trực tuyến phí, lệ phí, thuế, viện phí, học phí, giao thông, xăng dầu, đi chợ, gọi xe, mua bán hàng hóa dịch vụ… gắn với xuất hóa đơn điện tử vừa tạo thuận tiện cho khách hàng, rút ngắn thời gian giao dịch, giúp doanh nghiệp quản lý minh bạch tài chính và hỗ trợ công tác quản lý thuế.
Theo Vụ Thanh toán (NHNN), tính đến cuối năm 2023, tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản ngân hàng đạt 87,08% (mục tiêu tại Đề án là từ 80% trở lên). Đến nay, cả nước có trên 84 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai thanh toán qua Internet và 50 tổ chức triển khai thanh toán qua điện thoại di động. Thanh toán, chuyển tiền qua Internet, điện thoại di động, QR Code đạt được kết quả đáng ghi nhận, thu hút số lượng lớn khách hàng sử dụng... Điều này cho thấy xu hướng rút tiền mặt đã giảm rõ rệt, thay vào đó, người dân đang dịch chuyển sang thanh toán không tiền mặt, thông qua app hoặc quét QR.
Sao chép thành công