Nội dung liên quan Thành phố Cà Mau, Tỉnh Cà Mau, Tin Trong Nước
Báo Dân tộc và Phát triển – Cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc,
Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
00:42:00 23/09/2024
theo đường link
https://baodantoc.vn/ca-mau-chu-trong-thuc-hien-hieu-qua-chuong-trinh-mtqg-1719-1726814046128.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Như Tâm - Khánh Chi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực về đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau. Minh chứng như việc triển khai hiệu quả Dự án 1 của Chương trình, đã góp phần giải quyết cơ bản việc thiếu đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trong vùng đồng bào DTTS ở địa bàn khó khăn. Thực hiện Dự án 1, đã góp phần xoá nhà tạm trong vùng đồng bào các DTTS tỉnh Cà Mau Đảm bảo tiến độ giải ngân Tỉnh Cà Mau hiện có 32 dân tộc thiểu số (DTTS) cùng sinh sống, với trên 12.000 hộ, khoảng 48.000 người. Trong đó, đông nhất là dân tộc Khmer, tiếp đến là dân tộc Hoa. Đồng bào DTTS sống tập trung nhiều tại khu vực nông thôn, phần lớn tại địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Theo kết quả rà soát cuối năm 2023 của Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau, địa phương có 713 hộ nghèo đồng bào DTTS, chiếm 6,09% trong tổng số hộ nghèo toàn tỉnh. Hộ cận nghèo còn 502 hộ, chiếm 4,28% trong tổng số hộ cận nghèo toàn tỉnh. Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719, các nội dung của Chương trình đã tác động tích cực đến đời sống của đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau. Theo Báo cáo số 241/BC-BDT ngày 13/9/2024 của Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau về công tác tổ chức triển khai thực hiện Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719, tổng vốn năm 2022 và năm 2023 để thực hiện Dự án 1 là 16.241 triệu đồng, đã thực hiện hỗ trợ và giải ngân đạt trên 99% kế hoạch vốn được giao. Trong đó, hỗ trợ đất ở cho 11 hộ, hỗ trợ nhà ở cho 283 hộ, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 201 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt cho 406 hộ. Cũng từ Dự án 1, số hộ gia đình được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để tự ổn định chỗ ở; xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở; tạo quỹ đất sản xuất, học nghề và chuyển đổi nghề là 176 hộ, đã giải ngân 6.545 triệu đồng. Ông Trần Hoàng Nhỏ, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau cho biết, năm 2024 các địa phương đang tiếp tục triển khai hỗ trợ đất ở cho 28 hộ, nhà ở cho 180 hộ, hỗ trợ chuyển đổi nghề thay cho đất sản xuất 264 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 272 hộ thụ hưởng; đã phê duyệt phương án để triển khai thêm 22 dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng tại địa bàn các xã, ấp đặc biệt khó khăn. Những nội dung hỗ trợ này được kỳ vọng tác động tích cực đến nỗ lực giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS của tỉnh trong thời gian tới. Các chính sách hỗ trợ có tác động trực tiếp đến đồng bào DTTS, đặc biệt là các nội dung hỗ trợ thuộc Dự án 1 của Chương trình được các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện khá quyết liệt, đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn, yêu cầu cấp thiết về điều kiện sống, điều kiện sinh hoạt của hộ nghèo vùng đồng bào DTTS, giúp nhiều hộ từng bước ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo. Ông Trần Hoàng Nhỏ, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau, cùng Đoàn công tác Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam đến thăm hộ đồng bào được hỗ trợ nhà ở Tiếp tục tháo gỡ khó khăn Bên cạnh những kết quả đạt được, sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, Chương trình MTQG 1719 có quyết định triển khai từ năm 2021, nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến giữa năm 2022, kế hoạch vốn ngân sách Trung ương mới được giao thực hiện các Chương trình MTQG. Báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau cho thấy, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, tiến độ triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình (trong đó có Dự án 1) cũng như tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn khá chậm, chưa đạt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra, đặc biệt là nguồn vốn sự nghiệp. Bên cạnh đó, các chính sách có tác động trực tiếp, tác động lớn đến đời sống của đồng bào vùng DTTS, như chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất thì luôn phải đối mặt với áp lực rất lớn trong việc tạo quỹ đất để triển khai hỗ trợ. Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề (thay cho đất sản xuất) thì định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thấp (không quá 10 triệu đồng/hộ) thật sự chưa phát huy được hiệu quả trong việc hỗ trợ thoát nghèo cho đối tượng thụ hưởng. Để thực hiện có kết quả các dự án của Chương trình, ông Trần Hoàng Nhỏ kiến nghị, đề xuất cơ quan thường trực Chương trình, bộ, ban, ngành Trung ương tham mưu Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung cơ chế quy định riêng nhằm mở rộng thêm đối tượng thụ hưởng của "Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn II: từ năm 2026-2030” đối với hộ cận nghèo thuộc địa bàn các xã, ấp đặc biệt khó khăn vùng DTTS; Đồng thời nghiên cứu, xem xét đề xuất cơ chế ưu tiên về định mức hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương cho các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (cao hơn khoảng 1,5-2 lần so với định mức chung của Chương trình) để thực hiện các nội dung chính sách hỗ trợ về: đất ở, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt; nhất là định mức hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các địa phương vùng DTTS của các tỉnh trong khu vực, nhằm phù hợp hơn với suất đầu tư thực tế của vùng. “Riêng đối với Dự án 1 "Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt", kiến nghị Trung ương xem xét, ban hành cơ chế hỗ trợ "tạo quỹ đất sản xuất" từ ngân sách nhà nước để địa phương triển khai hỗ trợ cho đối tượng thụ hưởng thuộc Chương trình”, ông Trần Hoàng Nhỏ kiến nghị. Ông Lý Phen, xã Ngọc Chanh, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, phấn khởi bên căn nhà mới Có thể nói, Chương trình MTQG 1719 là một chương trình rất đặc thù vì là sự kết hợp của nhiều ngành, lĩnh vực cùng tham gia thực hiện. Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương, trong đó có vai trò quan trọng của Ủy ban Dân tộc, Chương trình đã từng bước phát huy hiệu quả. Đặc biệt, tại tỉnh Cà Mau, Chương trình đã tạo động lực quan trọng giúp đồng bào DTTS vươn lên, không chỉ cải thiện đời sống, mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với những thành công bước đầu và các biện pháp tháo gỡ khó khăn đang được triển khai, Chương trình MTQG 1719 hứa hẹn sẽ tiếp tục mang lại những kết quả tích cực, giúp Cà Mau nói chung và vùng đồng bào DTTS nói riêng phát triển bền vững hơn trong thời gian tới. Việc tiếp tục đầu tư, thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình sẽ là nền tảng vững chắc để địa phương đạt được những mục tiêu phát triển, cải thiện cuộc sống cho người dân, đặc biệt là những hộ gia đình ở vùng khó khăn. Ông Nguyễn Minh Luân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nhận định, đồng bào các DTTS là bộ phận không thể tách rời của sự phát triển chung của tỉnh Cà Mau, vì vậy tỉnh luôn chú trọng quan tâm nâng cao đời sống của đồng bào nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các vùng trong tỉnh. Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG 1719, tỉnh Cà Mau chủ động, phối hợp chặt chẽ trong việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn vốn của Chương trình, bố trí và phân bổ vốn đầu tư cho các dự án được thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo công khai, minh bạch và kịp thời. “UBND tỉnh Cà Mau cũng đã thực hiện kế hoạch Tiểu dự án 4 thuộc Dự án 5 nhằm đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719. Thực hiện kế hoạch này nhằm đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác và chính sách dân tộc ở các cấp; cán bộ các tổ chức đoàn thể, lực lượng cốt cán, Người có uy tín trong cộng đồng tham gia vào quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh", ông Luân chia sẻ.