Báo điện tử Pháp Luật TP Hồ Chí Minh,

Cà Mau: Vụ án thửa đất biến mất, vì đâu?

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 23:01:22 02/10/2024 theo đường link https://plo.vn/ca-mau-vu-an-thua-dat-bien-mat-vi-dau-post812105.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(PLO)- Nguyên đơn có giấy đỏ, có đất rõ ràng, có chứng cứ xác định vị trí đất nhưng tòa sơ thẩm nhận định bà không xác định được vị trí đất của mình.
Nữ miền Nam
Nữ miền Nam
TAND TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) vừa bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Phạm Thị Hồng, 68 tuổi, ngụ phường 2, TP Cà Mau. Phán quyết này của tòa khiến thửa đất gần 600 m , được Nhà nước cấp sổ đỏ của bà Hồng xem như... biến mất.
Hiện bà Hồng đã kháng cáo, đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại bản án sơ thẩm theo hướng chấp nhận toàn bộ yêu cầu đòi đất của bà.
Thửa đất tranh chấp bà Hồng xác định nằm ngay sau đất nhà bị đơn nhưng tòa sơ thẩm nhận định bà Hồng không xác định được vị trí đất của mình. Ảnh: TRẦN VŨ
Bà Hồng có thửa đất 4.426,5 m ở phường Tân Xuyên, TP Cà Mau, được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) năm 2002. Năm 2004, Nhà nước thu hồi của bà 3.827,6 m để làm dự án Khu dân cư phường Tân Xuyên bây giờ. Bà còn lại 589,9 m , cho ông Kim Văn Sét mượn trồng bồn bồn và nuôi cá đồng. Ông Sét là con của người chủ đất cũ đã bán thửa đất này cho bà vào năm 2002.
Đến năm 2020, ông Sét báo bà là thửa đất có người chiếm giữ và nên bà đi kiện đòi đất sau nhiều lần hòa giải ở phường bất thành.
Ngày 29-8-2024, TAND TP Cà Mau xử sơ thẩm tuyên bác toàn bộ yêu cầu đòi đất của bà. Tòa nhận định bà Hồng mua đất từ ông Kim Văn Dung năm 2002 là chỉ mua trên giấy tờ để khi bị thu hồi nhận tiền bồi thường và nhận suất tái định cư. Bà không quản lý sử dụng nên không biết vị trí đất của mình nằm ở đâu. Trong khi phía bị đơn chứng minh được thửa đất tranh chấp là mua từ 3 người, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bị đơn sử dụng ổn định từ 2020 đến nay.
Bản án kết luận bà Hồng có đất, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không xác định được vị trí.
Tại phiên tòa, đại diện VKS đề nghị ngừng phiên tòa để làm rõ vị trí 3 thửa đất mà phía bị đơn khai đã mua của 3 người khác nhau có đúng là thửa đất đang tranh chấp trong vụ án hay không.
Tuy nhiên, HĐXX cho rằng "không cần thiết" và cũng không lý giải nguyên nhân của "không cần thiết".
"Tôi có giấy đỏ, có đất rõ ràng, có chứng cứ xác định vị trí. Ông Sét xác định vị trí đất còn lại của tôi mà ông đã mượn và trực tiếp canh tác hơn 10 năm qua... Vậy mà những chứng cứ này tòa đều bỏ qua, khiến tôi mất đất" - bà Hồng nói với phóng viên PLO
Tại phiên tòa sơ thẩm, phía bị đơn và những người được cho là đã bán đất cho bị đơn đều vắng mặt. Tòa vẫn xét xử vì đã mời họ nhiều lần; các đương sự vắng mặt đã có lời khai, lời trình bày đầy đủ trong hồ sơ vụ án.
Tuy nhiên, việc vắng mặt này khiến bà Hồng mất quyền được hỏi. "Ba người bán đất cho bị đơn là có thật, nhưng họ bán đất ở một vị trí khác, không phải vị trí đất đang tranh chấp. Ở giai đoạn hòa giải đã thể hiện rõ điều đó. Tuy nhiên, họ đều vắng mặt nên tôi không thể hỏi việc này" - bà Hồng bức xúc.
Vị trí đất theo sổ đỏ của bà Hồng được Trung tâm kỹ thuật - công nghệ - quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Cà Mau xác định vào ngày 10-8-2023, nhưng tòa sơ thẩm lại cho rằng chưa có cơ quan chuyên môn nào xác định được vị trí đất của bà Hồng. Ảnh: TRẦN VŨ
Bà Hồng cũng cho biết một chứng cứ khác quan trọng mà cấp sơ thẩm đã bỏ qua là chứng cứ về kết quả xác định vị trí đất theo giấy đỏ của bà Hồng, do Trung tâm kỹ thuật - công nghệ - quan trắc tài nguyên và môi trường, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau xác định vào ngày 10-8-2023.
Chờ câu trả lời của tòa cấp phúc thẩm Trao đổi với PV, phía nguyên đơn (bà Hồng) bày tỏ sự lo lắng vì cho rằng bị đơn trong vụ án là bà BTPL, Phó chánh án TAND tỉnh Cà Mau và chồng là ông B. "Liệu vụ án của tôi có được hai cấp tòa xét xử vô tư, khách quan hay không?"- bà Hồng lo lắng.
PV đã liên hệ lãnh đạo TAND TP Cà Mau để tìm hiểu rõ hơn một số vấn đề về vụ án. Ngày 24-9-2024, bà Trịnh Xuân Trúc, Chánh án TAND TP Cà Mau, có văn bản trả lời rằng: Bản án là do Hội đồng xét xử quyết định nên cá nhân thẩm phán chủ tọa không có thẩm quyền cung cấp thông tin và trả lời phỏng vấn cho phóng viên. Mặt khác bản án này nguyên đơn đã kháng cáo, TAND tỉnh Cà Mau sẽ xét xử phúc thẩm, khi đó những nội dung phản ảnh của bà Hồng sẽ được xem xét.
Sao chép thành công