Nội dung liên quan Phường Lào Cai, Thành phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai, Tin Trong Nước
Báo Điện tử Chính phủ,
Các địa phương tập trung khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
10:51:57 16/09/2024
theo đường link
https://baochinhphu.vn/cac-dia-phuong-tap-trung-khac-phuc-hau-qua-on-dinh-cuoc-song-sau-bao-102240915124947311.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(Chinhphu.vn) - Những ngày vừa qua, cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây ra những thiệt hại lớn về người và tài sản. Để khẩn trương khắc phục hậu quả, các địa phương đang huy động lực lượng dọn dẹp vệ sinh, khôi phục lại giao thông, điện, viễn thông… nhanh chóng ổn định cuộc sống của nhân dân. Các địa phương tham dự hội nghị tại các điểm cầu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Thực hiện tốt phương châm '4 tại chỗ' Báo cáo tại Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, sáng 15/9, đại diện tỉnh Quảng Ninh cho biết, hậu quả cơn bão số 3 tại Quảng Ninh rất nghiêm trọng. Theo thống kê, tỉnh có 25 người thiệt mạng, 1.609 người bị thương. Các cơ sở hạ tầng về điện, viễn thông, đô thị, kết cấu khu công nghiệp cũng thiệt hại nghiêm trọng. Hơn 100.000 nhà dân bị tốc mái, hơn 200 nhà bị đổ sập, nhiều nhà dân bị ngập. Lĩnh vực nông nghiệp cũng thiệt hại nặng nề: Hơn 2.600 cơ sở nuôi trồng thủy hải sản bị thiệt hại, có 7.500 ha lúa bị đổ ngập, hơn 400.000 gia cầm bị chết, cuốn trôi, 90.000 ha rừng bị thiệt hại. Tổng thiệt hại ước tính sơ bộ đến nay của Quảng Ninh là 23.770 tỷ đồng, chiếm hơn một nửa số thiệt hại của toàn quốc. Về khắc phục, Quảng Ninh đã tập trung vào tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; huy động sự vào cuộc của lực lượng quân đội, công an, các tổ chức để hỗ trợ người dân thu dọn, vệ sinh môi trường. Đến nay đã cứu hộ thành công 111 người bị trôi dạt ở vùng biển; trục vớt 165 phương tiện tàu thuyền bị đắm chìm, trong đó có nhiều tàu nuôi cá, tàu vận tải… Sau bão 99% mạng phụ tải điện bị mất điện, hạ tầng mạng viễn thông hư hại nặng nề. Nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN), các công ty viễn thông, đến nay 70% phụ tải có điện, gần 100% hạ tầng viễn thông được khôi phục lại. Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh báo cáo tại hội nghị. Song song việc khắc phục hậu quả thiên tai, tỉnh cũng đã khôi phục lại kinh tế-xã hội. Hiện nay, 100% cơ sở ngành than, tất cả các khu công nghiệp, nhà máy cũng đã hoạt động lại. Lĩnh vực du lịch đã hoạt động trở lại. Quảng Ninh đã đón được gần 10.000 khách, trong đó có 7.000 khách quốc tế. Hoạt động xuất khẩu đã hoạt động trở lại từ ngày 9/9, với kim ngạch xuất khẩu đạt 75,6 triệu USD. Tỉnh cũng đang xây dựng kịch bản phát triển kinh tế. Dự báo, năm 2024, do ảnh hưởng của bão số 3, GDP của Quảng Ninh sẽ giảm khoảng 0,5-0,6%, nhưng tỉnh cam kết sẽ điều hành, điều chỉnh kinh tế để làm sao năm 2024 tốc độ tăng trưởng vẫn đạt 2 con số. Việc cần làm hiện nay là tỉnh tiếp tục thống kế toàn bộ số lượng thiệt hại để hỗ trợ người dân; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ riêng của tỉnh Quảng Ninh, tập trung vào đối tượng bảo trợ xã hội, hỗ trợ học phí, bổ sung kinh phí cho Ngân hàng Chính sách xã hội để hỗ trợ người dân, sửa chữa nhà ở, đặc biệt hỗ trợ trục vớt các phương tiện. Để ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão, Quảng Ninh kiến nghị nâng mức hỗ trợ và mở rộng đối tượng doanh nghiệp sản xuất, nuôi trồng thủy sản; bổ sung thêm ngành du lịch, dịch vụ, thương mại dịch vụ, công nghiệp về khoanh nợ, giãn nợ. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cần có chính sách giảm lãi suất, được vay vốn với các hộ nuôi trồng thủy sản và trồng rừng để khôi phục sản xuất; đề nghị tăng vốn điều lệ cho doanh nghiệp nông trường, trồng rừng để dễ dàng tiếp cận vốn ngân hàng… Sớm khôi phục trường học, giao thông, tái định cư Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong cho biết, cơn bão số 3 đã gây thiệt hại lớn nhất về người và tài sản từ trước đến nay của tỉnh Lào Cai. Tính đến 6h ngày 15/9, Lào Cai có 252 người thiệt mạng, mất tích và bị thương, nhiều ngôi nhà bị sạt lở, ngập nước, hư hỏng; hoạt động sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp bị thiệt hại nặng nề. Thực hiện nghiêm các công điện của Thủ tướng Chính phủ và căn cứ vào tình hình thực tế, tỉnh Lào Cai đã ban hành quyết định tình huống khẩn cấp về thiên tai, chỉ đạo dừng một số hoạt động để tập trung cho công tác phòng ngừa, ứng phó trước cơn bão số 3; thành lập Ban Chỉ huy tại chỗ các địa phương, huy động cả hệ thống chính trị, đặc biệt triển khai phương châm về "4 tại chỗ". Qua việc Trưởng thôn thôn Kho Vàng (xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà) chủ động đưa 17 hộ dân đi tránh sạt lở; hay đồng chí trưởng công an đã quyết định di dời 34 hộ dân thôn Bản Qua (xã Xuân Hòa) đi nơi khác và chỉ ít phút sau toàn bộ khu này bị sập; rồi ở Mường Hum, Bát Xát, đồng chí hiệu trưởng quyết định đưa học sinh di dời ra nhà văn hóa và chỉ trong 24 tiếng sau khu vực này cũng bị sập... "Chúng tôi đánh giá không có gì bằng tại chỗ. Trong khi xã chưa kịp chỉ đạo, thì lực lượng tại chỗ đã quyết định, giảm thiểu được thiệt hại lớn", Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong nhấn mạnh, đồng thời cho biết, tỉnh đang tích cực giúp đỡ nhân dân sơ tán khỏi vùng nguy hiểm, tìm kiếm cứu nạn đối với những người mất tích, chữa trị cho người bị thương… Đến nay, lực lượng chức năng đã tìm kiếm được 119 thi thể, tổ chức bàn giao nạn nhân về gia đình, tập trung tìm kiếm 48 người còn mất tích và cứu chữa cho 100 người đang bị thương tại các bệnh viện huyện, tỉnh. Các hộ dân nhà bị ngập lụt nhẹ đã cơ bản ổn định chỗ ở. Các hộ bị sập nhà, nhà ngập nặng được bố trí chỗ ở tạm và được cung cấp đầy đủ nước uống, nhu yếu phẩm. Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng, Lào Cai đã cùng Quỹ Tấm lòng Việt quyết tâm tái thiết thôn Làng Nủ và thôn Nậm Công. Tập trung mọi lực lượng rà soát lại những nơi bị sạt lở; huy động lực lượng hỗ trợ nơi khó khăn, nhất là Bảo Yên và Bắc Hà; hoàn thành thông tin liên lạc và điện, quyết tâm trong tháng 9 này, toàn bộ xã, thôn, bản Lào Cai sẽ thông được thông tin liên lạc và điện sinh hoạt. Với tình hình thực tế của Lào Cai hiện nay, ngoài thực hiện việc xây dựng nơi cho các cháu học tạm, sau đó xây trường mới, tỉnh đề nghị Bộ GD&ĐT chỉ đạo các tỉnh, trong đó có Lào Cai rà soát lại trang thiết bị, sách giáo khoa để đáp ứng việc học được ngay. Hiện tỉnh còn 77/598 điểm trường, chiếm hơn 12% chưa thể tổ chức dạy học. Tỉnh kiến nghị Thủ tướng quyết định những việc làm ngay, đặc biệt trong 3 lĩnh vực là trường học, khu tái định cư và giao thông kết nối… Cũng tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh cho rằng, cơn bão số 3 có thể coi là thảm họa. Tại Cao Bằng, mưa to kéo dài gây ảnh hưởng lớn, đặc biệt tại 3 huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm. Đến thời điểm này, trong số 58 người thiệt mạng và mất tích, lực lượng chức năng tỉnh đã tìm được 55 thi thể, 16 người bị thương, trong đó có 1 người bị thương nặng. Cơn bão số 3 đã gây sụp đổ, hư hại nhiều nhà dân, hoa màu. Hệ thống hạ tầng giao thông, đặc biệt là tuyến Quốc lộ 3, Quốc lộ 34 kết nối Cao Bằng với các địa phương hiện còn nhiều điểm sạt lở lớn, gây nguy hiểm bất cứ lúc nào. Nhiều trường học, công trình bị hư hại… Để khắc phục thiệt hại của mưa lũ, Cao Bằng đã thực hiện nghiêm túc phương châm "4 tại chỗ". Đây là cách làm mang lại hiệu quả rất lớn, nếu ứng phó kịp thời, có nhân lực, phương tiện tại chỗ… công tác ứng phó với bão lũ sẽ rất tốt. Hiện Cao Bằng đang nỗ lực tìm kiếm 3 nạn nhân còn lại với phạm vi rộng hơn; cùng với đó là tập trung vào ổn định chỗ ở cho các hộ dân bị mất nhà, tìm địa điểm tái định cư. Lực lượng quân đội, công an đã dựng nhà tạm cho các hộ dân. Dự kiến, tới trước 31/12 tỉnh sẽ bảo đảm ổn định cuộc sống người dân.