Nội dung liên quan Thành phố Hồ Chí Minh, Tin Trong Nước
Báo Vnexpress,
Cách rải tiền để thành thương nhân xăng dầu của bà chủ Xuyên Việt Oil
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
07:24:21 19/09/2024
theo đường link
https://vnexpress.net/cach-rai-tien-de-thanh-thuong-nhan-xang-dau-cua-ba-chu-xuyen-viet-oil-4794262.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Chủ tịch Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh bị cáo buộc đưa hối lộ hơn 33 tỷ đồng cho nhiều quan chức để thành thương nhân kinh doanh xăng dầu. Ngày 18/9, bà Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil, bị VKSND Tối cao truy tố tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Đưa hối lộ; cấp phó của bà Hạnh là Nguyễn Thị Như Phương bị cáo buộc tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí Cùng vụ án, ông Lê Đức Thọ, cựu chủ tịch HĐQT Vietinbank, cựu bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi và Nhận hối lộ. Trong 12 bị can còn lại, 7 người bị truy tố tội Nhận hối lộ, gồm: cựu thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải; cựu vụ trưởng Thị trường trong nước, Bộ Công Thương Trần Duy Đông; hai cựu vụ phó Thị trường trong nước Hoàng Anh Tuấn và Nguyễn Lộc An; cựu Giám đốc Sở Tài chính TP HCM (nguyên cục trưởng cục Thuế TP HCM) Lê Duy Minh; cựu cục phó Quản lý giá, Bộ Tài chính Đặng Công Khôi; giám đốc Chi nhánh phân phối sản phẩm Lọc dầu Nghi Sơn Phan Kiến Anh. 5 người bị truy tố với cáo buộc Đưa hối lộ gồm: cựu Giám đốc Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Thanh Xuân Vũ Trung Thành; ba cán bộ của Xuyên Việt Oil là Nguyễn Văn Thắng (Phó giám đốc chi nhánh Hà Nội), Đinh Tiến Dũng (kế toán trưởng), Nguyễn Tấn Long (trưởng phòng kinh doanh); lao động tự do Đồng Xuân Dũng. Cáo trạng có sau 20 ngày Cơ quan An ninh điều tra ra kết luận. Vụ án sẽ được xét xử tại TAND TP HCM. Theo cáo trạng, Xuyên Việt Oil hoạt động từ năm 2005, vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng với 15 chi nhánh, 6 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, 9 công ty liên quan. Từ năm 2016, Xuyên Việt Oil được Bộ Công Thương cấp giấy phép xuất nhập khẩu xăng dầu, qua đó trở thành thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. Do Xuyên Việt Oil không đủ điều kiện nên bà Hạnh đưa hối lộ cho vụ phó Nguyễn Lộc An 4 lần, tổng 921 triệu đồng, trong đó có 400 triệu đồng tiền mặt, một đồng hồ Patek Philippe. Sau khi nhận tiền 3 lần, Xuyên Việt Oil được ông Lộc An ký công văn gửi thứ trưởng Công Thương về kết quả kiểm tra thực tế, "đề xuất ký ban hành giấy phép". Ngày 22/8/2016, Xuyên Việt Oil chính thức có trong tay giấy phép. Trên con đường trở thành thương nhân và duy trì "vị thế" này, bà Hạnh còn nhiều lần đưa tiền cho các quan chức khác. VKS cáo buộc từ 2016 đến 2022, bị can Hạnh đã đưa hối lộ 22 lần với tổng số 31,5 tỷ đồng. Mục đích để Xuyên Việt Oil được Bộ Công Thương cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu vào các năm 2016, 2021; bỏ qua lỗi vi phạm trong quá trình kiểm tra và giám sát quỹ bình ổn xăng dầu; được ưu đãi mua hàng và thực hiện hợp đồng mua bán xăng dầu với chi nhánh phân phối sản phẩm lọc dầu Nghi Sơn. Cụ thể, ông Hoàng Anh Tuấn nhận hối lộ từ bà Hạnh hoặc qua người giúp sức 3 lần, tổng 5,9 tỷ đồng; Trần Duy Đông nhận 5,6 tỷ đồng; Lê Duy Minh nhận 5 lần, tổng 4,8 tỷ đồng; Phan Kiến Anh nhận 6 lần, 3,2 tỷ đồng; Đỗ Thắng Hải nhận 1,1 tỷ đồng. Theo nhà chức trách, sau khi lo lót cho các quan chức để trở thành thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, bà Hạnh đã vi phạm quy định về trích lập, quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu gây thất thoát 219 tỷ đồng. Bà còn bị cáo buộc vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tiền thuế bảo vệ môi trường gây thất thoát 1.244 tỷ đồng. Mai Thị Hồng Hạnh (trái) và Nguyễn Thị Như Phương. Ảnh: Bộ Công an Theo cáo trạng, Công ty Xuyên việt Oil có quan hệ tín dụng với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh TP HCM. Để được Chủ tịch HĐQT Vietinbank Lê Đức Thọ giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp hạn mức tín dụng và duy trì thời giới hạn tín dụng, bị can Hạnh đã nhiều lần đưa tiền cho người đứng đầu nhà băng này. VKS cáo buộc, lần đầu tiên vào tháng 1/2019, bà Hạnh và cấp dưới đến phòng làm việc của ông Thọ đưa 100.000 USD (khoảng 2,3 tỷ đồng). Việc đưa tiền của bà Hạnh nhằm để Xuyên Việt Oil được cấp giới hạn tín dụng 7.000 tỷ đồng. Lần thứ hai đưa tiền của bà Hạnh được Vũ Trung Thành, Giám đốc Vietinbank chi nhánh Chương Dương, "mở đường" giúp. Ông Thành tư vấn cho bà Hạnh nên gặp trực tiếp ông Thọ để nhờ hỗ trợ, giải quyết việc cấp giới hạn tín dụng năm 2020-2021. Đầu tháng 1/2020, bà Hạnh chỉ đạo cấp dưới chuyển 21 tỷ đồng nhờ Thành mua giúp 900.000 USD. Bà Hạnh sau đó được Thành gợi ý nên đưa cho ông Thọ khoảng 200.000-300.000 USD. Song "lăn tăn" vì con số này hơi ít nên tại cuộc gặp ngày 9/1/2020, bà đã đưa cho ông Thọ 500.000 USD, tại phòng làm việc riêng. "Lời khai của Thọ, Hạnh thống nhất về thời gian, địa điểm, số tiền, số lần, mệnh giá tiền và lý do đưa nhận tiền", VKS nêu. Do đó có căn cứ xác định nhằm phê duyệt giới hạn tín dụng và kéo dài thời gian duy trì giới hạn tín dụng cho Xuyên Việt Oil, ông Thọ đã nhận hối lộ 2 lần, tổng 600.000 USD (khoảng 13,8 tỷ đồng). Ông Lê Đức Thọ lúc bị bắt. Ảnh: Bộ Công an Ngoài nhận hối lộ số tiền trên, ông Thọ còn nhiều lần được Hạnh gửi tặng tiền, quà nhân dịp sinh nhật, lễ tết, để "duy trì mối quan hệ". Sau khi tác động giúp Vietinbank chi nhánh Bến Tre cấp tín dụng cho Xuyên Việt Oil, ông Thọ đã 3 lần nhận 22,1 tỷ đồng từ bà Hạnh. Trong đó, lần một vào đầu năm 2022, bà Hạnh tặng ông Thọ một bộ gậy golf nhãn hiệu Honma trị giá 1,1 tỷ đồng và một đồng hồ Patek Philippe trị giá 421.000 USD (khoảng 9,8 tỷ đồng). Lần hai, tại nhà khách Tỉnh ủy Bến Tre, bà Hạnh đưa cho ông Thọ 200.000 USD (khoảng 4,5 tỷ đồng). Lần 3 vào tháng 5/2022, bà Hạnh mua tặng ông Thọ ôtô Mercedes Benz S450 trị giá 6,6 tỷ đồng. VKS cáo buộc, ông Thọ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn là Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre và uy tín, ảnh hưởng là nguyên Chủ tịch HĐQT Vietinbank để giải quyết cho Xuyên Việt Oil vay vốn tại nhà băng này. Bị can đã trục lợi 22,1 tỷ đồng. Bên cạnh số tiền và tài sản do lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà có, nhiều lần ông Thọ còn được bà Hạnh gửi tiền, quà chúc mừng về làm Bí thư Tỉnh ủy, gồm 200.000 USD và 300 triệu đồng, 3 đồng hồ Patek Philippe với tổng trị giá 355.000 USD. Với số tiền này, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã xác định không đủ cơ sở để xem xét hình sự với ông Thọ song vẫn thu giữ để khắc phục hậu quả vụ án.