Báo Dân Trí,

Cấm người và phương tiện đi qua cầu Yên Bái

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 05:47:47 04/10/2024 theo đường link https://dantri.com.vn/xa-hoi/cam-nguoi-va-phuong-tien-di-qua-cau-yen-bai-20241003191044012.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(Dân trí) - Do bão Yagi làm ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn công trình của cầu Yên Bái, Sở GTVT tỉnh Yên Bái kiến nghị cấm các phương tiện qua cầu để sửa chữa, đảm bảo an toàn. Chiều 3/10, Sở GTVT tỉnh Yên Bái cho biết đã có văn bản đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam cho phép cấm toàn bộ người và phương tiện lưu thông qua cầu Yên Bái từ 17h cùng ngày.
Sau khi cấm cầu, phương tiện sẽ di chuyển qua cầu Bách Lẫm, cầu Tuần Quán và các cầu khác trên địa bàn thành phố Yên Bái.
Lực lượng chức năng lập rào chắn, cấm các phương tiện đi qua cầu Yên Bái (Ảnh: Yên Bái).
Theo Sở GTVT Yên Bái, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 (Yagi) gây mưa lớn kéo dài, kết hợp với mưa lũ ở thượng nguồn đã làm nước sông Hồng, khu vực qua cầu Yên Bái lên cao hơn báo động 3 là 3,73m, có nhiều rác, cây trôi, làm trôi 2 xe kiểm tra cầu.
Ngoài ra, khi mực nước sông Hồng dâng lên gần hệ giàn thép (khoảng 8h ngày 10/9), có một tàu hút cát trôi tự do từ phía thượng nguồn sông Hồng đã va xô vào trụ, dầm cầu Yên Bái, làm ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn công trình.
Việc này cũng tác động đến hệ thống kết cấu, liên kết công trình.
Hình ảnh cầu Yên Bái thời điểm bị ngập lụt hôm 10/9 vừa qua (Ảnh: Nam Anh).
Sở GTVT tỉnh Yên Bái sau đó đã phối hợp Trung tâm kỹ thuật đường bộ để kiểm tra tại các vị trí mố, trụ của cầu Yên Bái.
"Theo báo cáo của Trung tâm kỹ thuật đường bộ, tại vị trí trụ T5 có hiện tượng xói sâu. Trung tâm kỹ thuật đường bộ kiến nghị cấm tất cả phương tiện và người lưu thông qua cầu Yên Bái", báo cáo của Sở GTVT tỉnh Yên Bái nêu rõ.
Cầu Yên Bái dài 305m nằm trên quốc lộ 37, được đưa vào khai thác, sử dụng từ năm 1992.
Sao chép thành công