Nội dung liên quan Phường Thạnh Lộc, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Tin Trong Nước
Báo Giáo dục & Thời đại,
Cấm sử dụng điện thoại trong trường học: Ý kiến từ phụ huynh
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
12:03:23 27/09/2024
theo đường link
https://giaoducthoidai.vn/cam-su-dung-dien-thoai-trong-truong-hoc-y-kien-tu-phu-huynh-post702205.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Hồ Phúc Theo dõi báo trên GD&TĐ - Nhiều trường học tại TPHCM đã áp dụng các biện pháp hạn chế hoặc cấm học sinh sử dụng điện thoại trong khuôn viên trường kể cả giờ ra chơi. Học sinh Trường THPT Trường Chinh thăm và trao tặng quà Trung thu tại Trung tâm Học tập cộng đồng phường Tân Thới Nhất (Quận 12). Ảnh: NTCC Quy định mang lại nhiều lợi ích cho học sinh nên nhận được sự đồng tình từ phía phụ huynh. Thay đổi tích cực Từ năm học 2024 - 2025, Trường THPT Thạnh Lộc (Quận 12) ban hành quy định học sinh không được sử dụng điện thoại di động trong các tiết học chính khóa buổi sáng và buổi chiều, giờ giải lao. Ngoài giờ học chính khóa, học sinh có thể sử dụng điện thoại lúc ăn trưa, nghỉ ngơi buổi trưa ở trường. Theo thầy Hiệu trưởng Lương Văn Định, khi quy định được áp dụng, học sinh ra sân trường, gặp gỡ, giao lưu với bạn nhiều hơn, từ đó có sự gắn kết tập thể. “Những ngày qua, một số em chưa quen việc “thoát ly” điện thoại. Nhưng nhiều em vui vẻ, chịu khó vận động và tham gia các hoạt động thể dục thể thao ở sân trường, hoặc ngồi đọc sách, trò chuyện với bạn bè. Trước đây, khi chưa cấm học sinh dùng điện thoại di động, cứ đến giờ chơi, học sinh chỉ ngồi trong lớp và mỗi em một cái điện thoại để bấm…”, thầy Định chia sẻ. Năm học trước, Trường THPT Trường Chinh (Quận 12) quy định học sinh không được sử dụng điện thoại trong khuôn viên nhà trường, kể cả giờ ra chơi. Theo thầy Hiệu trưởng Trịnh Duy Trọng, lúc đầu nhiều em không đồng tình nhưng quá trình thực hiện bản thân đã thấy được những tín hiệu tích cực. Không sử dụng điện thoại, học sinh có thời gian tương tác, vui chơi với nhau, tham gia hoạt động tập thể... Trong buổi đối thoại cùng học sinh năm học qua, các em đã bày tỏ những hiệu ứng tích cực. “Nhà trường đã tổ chức nhiều sân chơi, hoạt động vận động, trò chuyện, giao lưu... để các em phát triển kỹ năng, tương tác với bạn bè, thầy cô. Từ khi thực hiện quy định trên, học sinh không còn cảnh “tụm năm tụm bảy”, cắm cúi vào điện thoại trong giờ ra chơi. Thay vào đó, sân trường đông hơn, các em chơi thể thao rất nhiều”, thầy Trọng cho biết. Ở góc độ học sinh, sau khi quy định được nhà trường ban hành, em Huỳnh Kim Ngân - lớp 12A9, Trường THPT Thạnh Lộc chia sẻ: “Nhà trường không cho phép sử dụng điện thoại trong giờ học lẫn giờ ra chơi giúp học sinh tập trung học bài và tích cực phát biểu. Giờ ra chơi, em thấy nhiều bạn tham gia các hoạt động ngoài sân trường, không ngồi xem điện thoại trong lớp hay khu vực hành lang. Việc không sử dụng điện thoại giúp em và các bạn gần gũi nhau hơn”. Tương tự, em Nguyễn Như Quỳnh - lớp 12A3 cảm nhận được sự thay đổi tích cực của các bạn xung quanh khi không còn kè kè điện thoại trên tay. Các bạn chơi với nhau hòa thuận vui vẻ, học và giao tiếp, hoạt động nhiều hơn trước… Không điện thoại, giờ ra chơi nhiều học sinh Trường THPT Thạnh Lộc lên thư viện đọc sách, học bài. Ảnh: M.K Tạo sự đồng thuận Theo ghi nhận, nhiều phụ huynh bày tỏ đồng tình với nội quy trường học cấm sử dụng điện thoại. Anh Nguyễn Trọng Tuân có con học lớp 9 tại một trường THCS trên địa bàn TP Thủ Đức cho biết, khi các con ở nhà thì không thể ngăn cản, kiểm soát hết thời gian sử dụng nên chỉ mong con đến trường để “thoát ly” điện thoại di động, chú tâm học hành. Theo anh Tuân, bên cạnh những tiện ích, điện thoại di động thông minh đã mang đến nhiều hệ lụy. Ở lứa tuổi học sinh nếu lệ thuộc quá nhiều vào điện thoại dẫn đến không chú trọng việc học. Đôi khi việc thiếu kiềm chế cảm xúc, lời nói trên mạng xã hội cũng dẫn đến mâu thuẫn với bạn bè, bạo lực học đường qua đó mà phát sinh… “Tôi mong các trường học trên toàn thành phố đều áp dụng quy định này để tạo ra môi trường học đường thật sự gắn kết, lành mạnh, chia sẻ, hạn chế được bạo lực học đường. Học sinh có những tháng ngày hồn nhiên nhất”, anh Tuân nói. Tương tự, một phụ huynh có con trai đang học lớp 11, Trường THPT Thạnh Lộc chia sẻ, trước khi đưa ra quy định nghiêm cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học và giờ ra chơi, nhà trường đã họp xin ý kiến phụ huynh. 100% phụ huynh đồng thuận vì điện thoại di động khiến các em gần như mất kết nối với xung quanh, chỉ giao lưu trên thế giới ảo. Đặc biệt, từ ngày quy định được áp dụng, con anh lúc nào cũng trong tâm trạng vui vẻ sau mỗi buổi học, không những thế, ở nhà con ít lệ thuộc vào điện thoại. “Không chỉ riêng tôi mà nhiều phụ huynh mong con đến trường học kiến thức từ thầy cô, vui chơi gắn kết với bạn bè. Tôi nghĩ việc nghiêm cấm điện thoại tại trường chắc chắn sẽ giúp trẻ tập trung hơn vào việc học, hạn chế những mối quan hệ độc hại, vô bổ trên mạng xã hội”, vị phụ huynh này bày tỏ. Cho rằng nội quy mới của nhà trường hợp lý, em Nguyễn Hoàng Minh - học sinh lớp 12A9, Trường THPT Thạnh Lộc viện dẫn: Mỗi giờ ra chơi, các bạn có điện thoại đa phần chơi game hay trong giờ học vẫn lén dùng điện thoại. “Quy định mới của trường sẽ khiến một số bạn trước đó ngại nói chuyện với người khác cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên về lâu dài, em thấy việc cấm sử dụng điện thoại giúp các bạn thay đổi suy nghĩ, hướng đến với mọi người”, Hoàng Minh chia sẻ. Thầy Lương Văn Định cho biết: “Quy định của trường được phụ huynh đồng tình, ủng hộ. Vì thế, thời gian tới, nhà trường sẽ trang bị nhiều máy tính trên thư viện để học sinh tra cứu thông tin, phục vụ học tập. Trong giờ học, nếu thấy cần phải sử dụng điện thoại để hỗ trợ tiết học, giáo viên sẽ thể hiện rõ trong kế hoạch bài học, thông tin với nhà trường, phụ huynh để học sinh sử dụng với sự quản lý của giáo viên”.