Nội dung liên quan Thị trấn Lăng Cô, Huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Tin Trong Nước
Báo Tuổi Trẻ Online,
Cận cảnh cung đường sắt nguy hiểm khi 2 tháng có 6 vụ tàu trật bánh
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
16:46:56 02/10/2024
theo đường link
https://tuoitre.vn/can-canh-cung-duong-sat-nguy-hiem-khi-2-thang-co-6-vu-tau-trat-banh-20241002105733363.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Khu gian Thừa Lưu - Lăng Cô hiện là một trong những cung đường sắt nguy hiểm bậc nhất cả nước khi chỉ trong 2 tháng đã xảy ra đến 6 lần tàu hỏa trật bánh khỏi đường ray. Những thanh đường ray đã cũ được thay thế bằng đường ray mới trên cung đường sắt thường xuyên xảy ra sự cố tàu hỏa trật bánh ở khu gian Lăng Cô - Thừa Lưu (Thừa Thiên Huế) - Ảnh: NHẬT LINH Ngày 2-10, Ban An toàn giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa có văn bản kiến nghị gửi UBND tỉnh đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường sắt sớm có phương án giải quyết việc tàu hỏa qua khu gian Lăng Cô - Thừa Lưu (huyện Phú Lộc) liên tục trật bánh trong hai tháng qua. 2 tháng 6 vụ tàu trật bánh Theo Ban An toàn giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua tỉnh Thừa Thiên Huế dài 111,1km, do hai đơn vị quản lý là Công ty CP Đường sắt Bình Trị Thiên (quản lý cung đường dài 101,1km) và Công ty CP Đường sắt Đà Nẵng - Quảng Nam (quản lý cung đường dài 10km). Đoạn tuyến đường sắt đi qua địa bàn huyện Phú Lộc và đặc biệt là khu gian Thừa Lưu - Lăng Cô là khu vực có địa hình đồi núi, bình diện đường sắt có nhiều đường cong bán kính nhỏ, trái chiều liên tiếp nhau. Tại ga Lăng Cô có các bộ ghi cũ, chiều dài ghi ngắn (ghi N10 ga Lăng Cô). Công nhân ngành đường sắt căn chỉnh lại kỹ thuật của đoạn đường ray thuộc khu gian Lăng Cô - Thừa Lưu - Ảnh: NHẬT LINH Theo Ban An toàn giao thông tỉnh, các vụ tàu hỏa trật bánh khỏi đường ray xảy ra có tính lặp lại và thuộc khu gian Thừa Lưu - Lăng Cô. Do đó, chắc chắn phải có nguyên nhân cụ thể dẫn đến các sự cố trên. Các vụ trật bánh tuy chưa gây hậu quả nghiêm trọng nhưng là cảnh báo không thể xem nhẹ vì chưa biết hậu quả tiếp theo sẽ thế nào nếu sự cố tiếp tục xảy ra. Do vậy Ban An toàn giao thông tỉnh kiến nghị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường sắt sớm có giải pháp giải quyết vấn đề tàu hỏa trật bánh khi đi qua khu vực trên nhằm đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn trên địa bàn. Nỗi ám ảnh vụ tai nạn tàu SE5 ập về Trở lại cung đường sắt Lăng Cô - Thừa Lưu, những ngày này từng tốp công nhân đường sắt của Công ty CP Đường sắt Bình Trị Thiên đang phơi mình giữa cái nắng như đổ lửa của miền Trung để thay mới, bảo dưỡng những thanh đường ray đã cũ. Đoạn đường sắt xảy ra sự cố hai tàu chở hàng bị trật bánh khỏi đường ray hôm 28-9 vừa qua. Đây cũng là đoạn đường sắt xảy ra sự cố lật tàu SE5 vào năm 2005 gây ám ảnh một thời - Ảnh: NHẬT LINH Thi thoảng có tàu qua đoạn đường sắt này, các công nhân lại bỏ vội dụng cụ, tạt hẳn xuống hai bên đường ray để tránh tàu. Là đoạn đường đang thi công cũng là cung đường có nhiều đoạn cong ngoằn ngoèo nên hẳn những lái tàu cũng hiểu rất rõ và chẳng dám cho tàu chạy nhanh khi qua cung đường này. Cạnh bên cung đường sắt này là một cụm dân cư bán sơn thủy nép mình bên đầm Lập An thơ mộng có tên là tổ dân phố An Cư Tây (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế). Nhắc đến mấy từ tàu trật bánh, anh Bông (người dân có nhà ngay cạnh cung đường sắt ở An Cư Tây) liền chỉ tay về phía tảng đá lớn trước mặt hướng về phía đầm, trên phiến đá có hai am thờ nhỏ. "Đó, hai vụ tàu trật bánh tàu chở hàng hôm 28-9 xảy ra ngay đoạn đường sắt đó. Cách đây 19 năm, tàu SE5 cũng bị trật bánh, lật xuống đầm ngay khúc đường sắt này", anh Bông nói. Thì ra hai chiếc am thờ trên phiến đá mà anh Bông nói được người dân lập nên để thờ vọng những hành khách xấu số của vụ lật tàu SE5 khiến 11 người chết, hàng chục người bị thương vào năm 2005. Cung đường sắt qua hòn Đá Bạc - nơi gần đây thường xảy ra sự cố tàu trật bánh khỏi đường ray - Ảnh: NHẬT LINH Đây là sự cố tai nạn cực kỳ nghiêm trọng, gây ám ảnh cả ngành đường sắt lẫn chính quyền Thừa Thiên Huế lúc bấy giờ. "Bởi vậy giờ nghe tin tàu hỏa liên tục trật bánh khi qua đoạn đường sắt này, đặc biệt là đoạn ngay dốc Đá Bạc - nơi xảy ra vụ lật tàu SE5 ngày xưa là tôi ám ảnh lắm. Cả tháng qua thấy công nhân đường sắt đang thay mới nhiều đoạn đường ray dọc tuyến đường này, hy vọng sẽ không còn tai nạn nào xảy ra", anh Bông nói. Một công nhân đang thi công tuyến đường sắt này nói với Tuổi Trẻ Online rằng công việc của họ là thay mới, duy tu, bảo dưỡng đoạn đường sắt nối từ ga Lăng Cô đến ga Thừa Lưu (xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc) với chiều dài khoảng 30km. Theo công nhân này, đoạn đường sắt này có tuổi đời khá lâu, nhiều đoạn đường ray có dấu hiệu xuống cấp, thanh gỗ trợ lực đỡ ray xuất hiện nứt gãy cho mưa nắng… Người này nói nhiều đoạn đường ray đang được gia cố, thay mới theo quy trình kỹ thuật của ngành đường sắt để đảm bảo an toàn khi chạy tàu theo định kỳ chứ không liên quan nhiều đến những vụ tai nạn trật bánh tàu gần đây. Công nhân đường sắt duy tu, sửa chữa lại một đoạn đường ray thuộc khu gian Lăng Cô - Thừa Lưu - Ảnh: NHẬT LINH Máy múc được đặt trên đường ray để trượt đi đến những đoạn đường cần tháo lắp, thay đường ray mới - Ảnh: NHẬT LINH Đoạn đường sắt dẫn vào khu vực ga Lăng Cô. Ngành đường sắt từng kết luận một phần nguyên nhân dẫn đến việc tàu hỏa hay gặp sự cố trật bánh là do thiết kế ghi chuyển hướng của đường sắt số 1 ở ga này không đáp ứng tiêu chuẩn - Ảnh: NHẬT LINH