Nội dung liên quan Thành phố Hồ Chí Minh, Tin Trong Nước
Báo điện tử Pháp Luật TP Hồ Chí Minh,
Cần có cổng thông tin để người lao động đăng ký đi làm việc ở nước ngoài
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
03:46:22 04/10/2024
theo đường link
https://plo.vn/can-co-cong-thong-tin-de-nguoi-lao-dong-dang-ky-di-lam-viec-o-nuoc-ngoai-post813137.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(PLO)- Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Ngày 3-10, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM tổ chức tọa đàm “Tạo nguồn lao động thúc đẩy hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn thành phố” nhằm thúc đẩy, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và cải thiện thu nhập cho người lao động (NLĐ). Phát biểu tại buổi tọa đàm, bà Lượng Thị Tới, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, cho biết trong 12 năm qua (tính từ năm 2013 đến tháng 9-2024), TP.HCM đã đưa 81.804 NLĐ ra nước ngoài làm việc thông qua các doanh nghiệp dịch vụ. Trong đó, NLĐ có hộ khẩu tại TP là 13.453 người (chiếm 16,45%). Điều này cho thấy TP.HCM là nơi thu hút nhiều lao động từ các tỉnh thành khác đến để tham gia vào xuất khẩu lao động. Cũng theo bà Tới, Nhật Bản là thị trường tiếp nhận lao động lớn nhất với 52.114 người (chiếm 63,71%), Đài Loan là 16.538 người (20,22%) và Hàn Quốc là 3.757 người (4,59%). Các thị trường khác như Macao, Malaysia, Philippines chiếm 11,48% với tổng số lao động là 9.445 người. “Phần lớn lao động làm việc trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo như dệt may, chế biến thực phẩm, lắp ráp điện tử, cơ khí, và thủy sản. Ngoài ra, một số lĩnh vực khác như xây dựng, nông nghiệp và chăm sóc y tế cũng thu hút nhiều lao động Việt Nam. Đáng chú ý, đa phần NLĐ xuất khẩu thuộc nhóm lao động phổ thông, chưa qua đào tạo chuyên sâu. Số lao động có trình độ trung cấp trở lên còn rất ít, phản ánh một thách thức lớn về chất lượng nguồn nhân lực khi tham gia vào thị trường lao động quốc tế ” - bà Tới cho hay. Một số đại biểu tham dự tọa đàm kiến nghị cần có chính sách tài chính linh hoạt hơn, như hỗ trợ trước một phần chi phí cho người lao động trong quá trình học tập. Các ban ngành cần cải thiện việc tạo điều kiện tiếp cận thông tin tuyển dụng, quy trình xuất khẩu lao động, đặc biệt khi có tình trạng lừa đảo do thiếu thông tin rõ ràng. Một số đại biểu tham dự tọa đàm kiến nghị cần có chính sách tài chính linh hoạt hơn, như hỗ trợ trước một phần chi phí cho người lao động trong quá trình học tập. Ngoài ra, các doanh nghiệp kiến nghị cấp phù hiệu nhận diện cho các công ty có giấy phép chính thức, nhằm giúp người lao động dễ dàng phân biệt và tránh bị lừa đảo. Bà Phạm Thị Hồng Vân, đại diện một doanh nghiệp quốc tế, bày tỏ mong muốn Sở LĐ-TB&XH công khai, minh bạch quy trình tuyển chọn lao động bằng cách xây dựng cổng thông tin hoặc cơ sở dữ liệu để người lao động có thể đăng ký nguyện vọng của mình. Điều này không chỉ giúp phát triển thị trường xuất khẩu lao động mà còn tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu từ các nước tiếp nhận lao động. Phát biểu tổng kết buổi tọa đàm, ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, cho biết sẽ tiếp thu ý kiến đóng góp này để xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho thành phố. Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM phát biểu tổng kết buổi tọa đàm. Theo ông Thinh, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM vừa tham mưu cho thành phố ban hành chiến lược với mong muốn có thể tạo nên nguồn nhân lực đã qua đào tạo, chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố từ nay đến năm 2035. Về các thủ tục hành chính, ông Thinh cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động một cách nhanh chóng, hiệu quả. Ngoài ra, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cũng đang nghiên cứu việc ban hành các chính sách mới, không chỉ tập trung vào đối tượng người nghèo, cận nghèo hay yếu thế, mà còn mở rộng đến các đối tượng khác để đảm bảo mọi người lao động đều có cơ hội phát triển. Ông Thinh kêu gọi các doanh nghiệp chủ động liên kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp uy tín tại thành phố và các tỉnh lân cận để đặt hàng đào tạo, từ đó đảm bảo chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường lao động trong và ngoài nước. Bên cạnh việc đưa lao động đi nước ngoài, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cũng khuyến khích các doanh nghiệp tính đến phương án đào tạo và tiếp tục sử dụng lao động sau khi họ trở về Việt Nam. Hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hiện nay trên địa bàn thành phố chủ yếu thực hiện theo 03 hình thức: - Làm việc ở nước ngoài thông qua 05 chương trình do Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ LĐ-TB&XH triển khai thực hiện tại thị trường: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, CHLB Đức; - Làm việc ở nước ngoài thông qua các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; - Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức hợp đồng giao kết trực tiếp với người sử dụng lao động ở nước ngoài.