Báo Nhân Dân,
Cần hành động quyết liệt hơn nữa trong ứng phó biến đổi khí hậu
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
14:48:51 02/10/2024
theo đường link
https://nhandan.vn/can-hanh-dong-quyet-liet-hon-nua-trong-ung-pho-bien-doi-khi-hau-post834333.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
NDO - Sáng 2/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 chủ trì Phiên họp lần thứ 5 của Ban Chỉ đạo. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ 5 Ban Chỉ đạo Quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26. (Ảnh: Trần Hải) Phát biểu ý kiến khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phiên họp diễn ra trong bối cảnh cả nước đang nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3 , biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng phức tạp, gây hậu quả khốc liệt. Do đó, ứng phó biến đổi khí hậu cần hành động nhanh hơn nữa, trong đó có việc thực hiện cam kết về giảm phát thải. Sau COP26 , Việt Nam đã thành lập Ban Chỉ đạo COP26 và triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26. Các thành viên Ban Chỉ đạo đã tích cực triển khai các nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả tích cực. Các cam kết quốc tế của Việt Nam đã được luật hóa. Chương trình hành động và nhiều chương trình, dự án, đề án thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 được xây dựng, triển khai. Tuy nhiên so với nhu cầu, diễn biến thực tế cần hành động quyết liệt hơn. Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: Trần Hải) Thủ tướng Chính phủ khẳng định, bối cảnh tình hình hiện nay càng khẳng định phát triển xanh là xu hướng tất yếu và việc thực hiện cam kết giảm phát thải cần có "quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm", phân công "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm" để thực hiện nhiệm vụ thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn, kết hợp được sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại, thực hiện nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu , giảm phát thải khí nhà kính hướng tới phát thải ròng bằng "0", bảo vệ môi trường, phát triển nhanh và bền vững đất nước để vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Việc thực hiện mục tiêu cam kết của Việt Nam tại COP26 đòi hỏi huy động mọi nguồn lực, toàn xã hội, toàn dân vào cuộc, kết nối, vận động thu hút nguồn lực, kinh nghiệm và đẩy mạnh hợp tác quốc tế để vượt qua các khó khăn, thách thức. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại phiên họp. (Ảnh: Trần Hải) Tại Phiên họp này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo tập trung đánh giá tình hình thực hiện các cam kết của Việt Nam tại COP26, nhất là kết quả thực hiện các nhiệm vụ đề ra tại Phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo, kết quả thực hiện JETP (Thỏa thuận chuyển đổi năng lượng công bằng) và AZEC (Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á)… Cùng với đánh giá những việc đã làm được, chưa làm được; các khó khăn, vướng mắc; nguyên nhân khách quan, chủ quan; cần đề xuất nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới để thực hiện hiệu quả các cam kết tại COP26, nhất là cho ý kiến về việc sửa đổi khung pháp lý tạo thuận lợi cho đầu tư từ doanh nghiệp, quốc tế vào chuyển đổi năng lượng… Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp. (Ảnh: Trần Hải) * Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ sau Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các đề án cụ thể để triển khai thực hiện.Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; ban hành Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn (DPPA), cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân và khung giá điện, cơ chế khuyến khích điện mặt trời mái nhà… nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch trong trung và dài hạn ở nước ta. Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo tham dự phiên họp. (Ảnh: Trần Hải) Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050; Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chiến lược phát triển ngành ô tô Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch hành động quốc gia triển khai Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất; Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030; Đề án triển khai Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) và công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP tại Hội nghị COP28; Đề án Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030; Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030; Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan là thành viên Ban Chỉ đạo tham dự phiên họp. (Ảnh: Trần Hải) Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành: danh mục các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng; danh mục các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2023; danh mục lĩnh vực cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính (cập nhật năm 2024). Để đẩy nhanh việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho phát triển thị trường các-bon, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 2/5/2024 về tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC); chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP nhằm tăng cường công tác kiểm kê khí nhà kính, phát triển thị trường các-bon, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Lãnh đạo Chính phủ và Lãnh đạo các Bộ, ngành đã làm việc với nhiều lãnh đạo các tổ chức quốc tế, các quốc gia và các định chế tài chính quốc tế nhằm thúc đẩy tiếp cận các nguồn lực tài chính, công nghệ, mở nhiều cơ hội hợp tác phát triển, hướng tới tăng trưởng phát thải các-bon thấp và thúc đẩy chuyển đổi năng lượng công bằng… Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho biết, các bộ, ngành cũng đang tích cực triển khai thực hiện theo Đề án triển khai Tuyên bố JETP được Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt và Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP. Ban Thư ký thực hiện JETP và 4 Nhóm công tác đã làm việc nhiều cuộc với Nhóm các đối tác quốc tế (IPG) và Liên minh Tài chính Glasgow vì mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (GFANZ), làm việc với Đặc phái viên của Vương quốc Anh và EU về JETP. Trong 2 tháng qua, Bộ Công thương đã có nhiều cuộc làm việc với các đối tác quốc tế và đề xuất thành lập 8 Nhóm hành động triển khai thực hiện chuyển đổi năng lượng gồm: Phát triển điện gió ngoài khơi; Thiết lập Trung tâm năng lượng tái tạo liên vùng; Lưu trữ năng lượng; Thực hiện chuyển đổi các nhà máy điện than; Phát triển lưới điện thông minh; Phát triển hydrogen; Đào tạo nâng cao năng lực; Hiệu quả năng lượng. Các đối tác quốc tế và các đơn vị thuộc Bộ Công Thương đang tích cực xây dựng đề xuất chi tiết để triển khai thực hiện các nhiệm vụ này, trong đó có việc rà soát các dự án đã có trong Kế hoạch huy động nguồn lực; các dự án đã được các bên đề xuất ưu tiên, bao gồm các dự án do IPG đề xuất thực hiện thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công thương. Bộ Tài nguyên và Môi trường có báo cáo riêng về đánh giá triển khai thực hiện Tuyên bố JETP, trong đó có kiến nghị Ban Chỉ đạo COP26 xem xét thông qua Khung giám sát, đánh giá thực hiện JETP và Danh mục dự án cần sớm triển khai làm cơ sở để các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan phối hợp với các đối tác thực hiện. Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP đã đề ra 37 dự án đầu tư đã được xác định trong các chương trình, quy hoạch; 181 dự án đầu tư để kêu gọi vận động tài trợ; 61 dự án/nhóm dự án, hoạt động hỗ trợ kỹ thuật do các đối tác trong nước và quốc tế đề xuất; 10 nhóm ý tưởng dự án do Nhóm các đối tác quốc tế (IPG) và GFANZ đề xuất. Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP đề ra các nhiệm vụ cả trước mắt và lâu dài và cần nguồn lực rất lớn. Trước mắt cần sớm xác định một số dự án cần triển khai ngay sử dụng nguồn vốn JETP đã được IPG và GFANZ cam kết. Tổng hợp kết quả đề xuất từ các Bộ, ngành, đối tác quốc tế, doanh nghiệp và rà soát các chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch có liên quan, danh mục dự án cần thực hiện trước, cụ thể theo các nhóm như sau: Nhóm các dự án đầu tư có 81 đề xuất dự án, trong đó: 23 đề xuất thuộc Kế hoạch huy động nguồn lực và đã có trong các chương trình, đề án, kế hoạch, quy hoạch; 24 đề xuất thuộc Kế hoạch huy động nguồn lực nhưng chưa có trong các chương trình, đề án, kế hoạch, quy hoạch; 19 đề xuất không thuộc Kế hoạch huy động nguồn lực nhưng đã được xác định trong các chương trình, đề án, kế hoạch, quy hoạch; 15 đề xuất không thuộc Kế hoạch huy động nguồn lực và cũng chưa có trong các chương trình, đề án, kế hoạch, quy hoạch. Về thực hiện Sáng kiến Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á (AZEC): Triển khai chỉ đạo của Ban Chỉ đạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cùng Bộ Công thương và các Bộ, ngành thực hiện các hoạt động triển khai Sáng kiến “Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á” (AZEC) do Nhật Bản khởi xướng. Cho đến nay phía Nhật Bản đã đề xuất 82 dự án thuộc các nhóm, lĩnh vực. Bộ Tài nguyên và Môi trường , Bộ Công thương đã phối hợp với phía Nhật Bản đề xuất việc triển khai hoạt động của các Nhóm công tác thúc đẩy thực hiện AZEC/chuyển đổi xanh (AZEC/GX WT) để thúc đẩy hợp tác công - tư giữa Nhật Bản với Việt Nam; phối hợp với Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) đề xuất Nền tảng thúc đẩy các dự án AZEC - Chuyển đổi xanh (PAP) nhằm thúc đẩy triển khai các dự án cụ thể có vốn đầu tư hoặc có liên quan tới Nhật Bản phục vụ quá trình chuyển đổi năng lượng thiết thực ở Việt Nam.