Báo Giáo dục & Thời đại,

Cần làm rõ đặc thù của nhà giáo với các ngành nghề khác

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 06:32:31 07/10/2024 theo đường link https://giaoducthoidai.vn/can-lam-ro-dac-thu-cua-nha-giao-voi-cac-nganh-nghe-khac-post703628.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Hải Minh
Theo dõi báo trên
GD&TĐ - Cần làm rõ đặc trưng, đặc thù của nhà giáo với các ngành nghề khác, là ý kiến góp ý của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu về dự Luật Nhà giáo.
Cô - trò Trường tiểu học Trần Quang Cơ (Quận 12, TP Hồ Chí Minh).
Nhiều nội dung giao thoa với luật khác Đồng tình với sự cần thiết xây dựng Luật Nhà giáo và mục tiêu đề ra trong quá trình xây dựng luật, PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, cần nghiên cứu kỹ lưỡng đảm bảo các quy định trong dự thảo luật thật “trúng”, không kìm hãm sự phát triển bình thường của các nhân tố khác.
Ngoài ra, cần làm rõ những điểm mới của dự thảo luật thể hiện sự tôn vinh đối với lao động đặc thù của nhà giáo. Dự thảo luật, có nhiều nội dung giao thoa với Luật Viên chức và Luật Lao động, trong đó cũng có các quy định mang ý nghĩa tôn vinh nhà giáo. Vì thế, cần làm rõ tính mới mẻ của các quy định trong dự thảo Luật.
Dự thảo luật có một số quy định mới, nhằm tháo gỡ vướng mắc hiện hành. Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh, có nhiều nội dung cần tiếp tục được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung liên quan đến giáo dục ngoài công lập, giáo viên nước ngoài giảng dạy tại Việt Nam…
Một số ý kiến cho rằng, chủ thể của Luật Nhà giáo là giáo viên và cũng chỉ nên điều chỉnh về quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động của nhà giáo. Nhưng tiêu chuẩn, điều kiện của nhà giáo không được đưa vào dự thảo luật, trong khi đó quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn của nhà giáo đã được quy định trong các luật hiện hành.
Khi xây dựng Luật Nhà giáo, cần phân biệt rõ giữa nhà quản lý và nhà giáo ngay trong một cơ sở giáo dục. Đây là ý kiến của NGƯT, PGS.TS Chu Hồng Thanh, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GD&ĐT).
Một lớp học của Trường tiểu học Vĩnh Tuy (Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Bảo vệ quyền lợi của giáo viên Nhà giáo là lực lượng quan trọng nhất quyết định đến đảm bảo chất lượng giáo dục, còn nhà quản lý chỉ làm nhiệm vụ tổ chức hoạt động giảng dạy. Vì vậy, PGS.TS Chu Hồng Thanh cho rằng, cần lưu ý quan điểm này khi xây dựng Luật Nhà giáo; đồng thời, cần phân biệt rõ nhà quản lý và nhà giáo, bởi không nhất thiết nhà quản lý là nhà giáo.
Bên cạnh đó, cần phân biệt rõ đặc thù khác biệt của nghề nhà giáo so với các ngành nghề khác. Không phải tất cả những người có tài đều có thể làm nhà giáo, bởi ngành nghề này cần có kỹ năng, khả năng sư phạm. Làm rõ tính đặc thù này, các quy định trong dự thảo luật mới đảm bảo tính thuyết phục và khả thi.
Tham khảo pháp luật nhà giáo ở một số quốc gia trên thế giới, PGS.TS. Đặng Minh Tuấn, Chủ nhiệm Khoa Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Trường ĐH Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết, các quốc gia trên thế giới đều có quy định pháp luật về nhà giáo, nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục và bảo vệ quyền lợi của giáo viên.
Những quy định pháp luật này thường liên quan đến tiêu chuẩn nghề nghiệp, điều kiện làm việc, tiền lương, đào tạo, các quyền và nghĩa vụ của giáo viên. Tuỳ vào từng nước, hình thức pháp luật điều chỉnh có khác nhau.
Một số nước có luật về nhà giáo. Đây là luật cơ bản quy định tập trung về nhà giáo. Những nước này thường là những quốc gia có truyền thống đề cao nhà giáo như một nghề đặc biệt.
Trong khi đó, ở phần lớn các quốc gia quy định về nhà giáo nằm trong các luật khác nhau liên quan đến nhà giáo. Các quy định này thường được tích hợp trong luật giáo dục, luật lao động.
Việc quy định nhà giáo trong Luật Nhà giáo và các luật chuyên ngành khác nhau phản ánh thực tế bản chất của việc thực hành nhà giáo vừa thuộc phạm vi của luật giáo dục, nhưng cũng thuộc sự quy định của nhiều lĩnh vực pháp luật có liên quan, như lao động, viên chức, luật dân sự...
Đồng tình với sự cần thiết xây dựng, hoàn thiện pháp luật về nhà giáo, PGS.TS Đặng Minh Tuấn nhìn nhận, việc này nhằm thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng về giáo dục, trong đó đặc biệt khẳng định tầm quan trọng, vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo đối với nâng cao chất lượng giáo dục - yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển con người, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Theo PGS.TS Đặng Minh Tuấn, khung khổ pháp luật hiện hành còn nhiều bất cấp, chưa đáp ứng yêu cầu trong phát triển đội ngũ nhà giáo, kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho nhà giáo phát triển. Các quốc gia trên thế giới đều cũng chú trọng xây dựng, hoàn thiện khung pháp luật về nhà giáo như là một yếu tố cơ bản để bảo đảm chất lượng giáo dục.
Về phạm vi điều chỉnh, nội dung dự thảo Luật Nhà giáo, PGS.TS Đặng Minh Tuấn cho rằng, với cách tiếp cận ban hành một luật riêng về nhà giáo, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng trong dự thảo luật Nhà giáo về cơ bản là phù hợp.
Tuy vậy, theo kinh nghiệm quốc tế, cần chú ý phạm vi điều chỉnh luật nhà giáo ở mức độ phù hợp để có thể tương thích với các quy định pháp luật chuyên ngành, đặc biệt khi đối tượng điều chỉnh của Luật nhà giáo rất rộng.
Dự thảo Luật Nhà giáo cần có các quy định về những đặc thù về từng cấp, loại nhà giáo khác nhau, vì tính chất, vị trí và hành nghề của mỗi nhóm là có nhiều khác biệt.
Về quản lý, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, dù theo mô hình nào, luôn có xu hướng phân cấp, phân quyền, uỷ quyền trong quản lý giáo dục. Do đó, cần đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền hơn nữa cho địa phương và các trường, hiệp hội trong quản lý giáo dục.
Sao chép thành công