Nội dung liên quan Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa, Tin Trong Nước
Báo Tin Tức,
Cảnh báo mạo danh để chiếm đoạt tiền đặt cọc khách sạn
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
14:53:16 30/09/2024
theo đường link
https://baotintuc.vn/phap-luat/canh-bao-mao-danh-de-chiem-doat-tien-dat-coc-khach-san-20240930114503275.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Ngày 30/9, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát đi cảnh báo về những trường hợp lừa đảo diễn ra trong tuần qua. Trong đó, Cục An toàn thông tin lưu ý người dân về việc xuất hiện các hình thức lừa đảo đặt phòng khách sạn du lịch... Thời gian qua, nhiều khách sạn ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã tố cáo việc bị kẻ gian mạo danh trên Facebook nhằm lừa tiền đặt cọc nơi lưu trú của du khách. Cụ thể, trong tháng 8/2024, Sở Du lịch Khánh Hòa nhận được phản ánh: Tài khoản mạng xã hội mang tên “Thảo Cherry” thường xuyên đăng bài viết liên quan đến khách sạn, nghỉ dưỡng. Khi có người hỏi, “Thảo Cherry” tư vấn nhiệt tình nhưng khi nhận được tiền đặt cọc của nạn nhân, “Thảo Cherry” đã chặn cuộc gọi, tin nhắn của khách và chiếm đoạt số tiền này. Nhiều trường hợp phản ánh với cơ quan chức năng địa phương bị lừa đến hàng chục triệu đồng vì tin tưởng tài khoản “Thảo Cherry”. Theo phân tích của chuyên gia, trong hình thức lừa đảo trên, các đối tượng thường tạo lập các tài khoản mạng xã hội giả mạo, tự xưng là nhân viên của một khách sạn uy tín, liên hệ với nạn nhân qua điện thoại hoặc thư điện tử (email). Kẻ lừa đảo thường yêu cầu nạn nhân xác nhận thông tin đặt phòng hoặc thông báo về các gói khuyến mãi hấp dẫn như giảm giá lớn, phòng miễn phí hoặc nâng cấp hạng phòng miễn phí. Đối tượng yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, số thẻ tín dụng hoặc chuyển khoản đặt cọc để giữ chỗ, giữ khuyến mại. Để lừa được nhiều nạn nhân, kẻ lừa đảo tạo ra các website hoặc trang mạng xã hội giả mạo có giao diện giống hệt với các khách sạn nổi tiếng. Những trang này thường cung cấp các ưu đãi quá hấp dẫn như phòng nghỉ giá rẻ, thẻ giảm giá (voucher), khuyến mại... Khi nạn nhân xác định đặt phòng hoặc mua voucher, đối tượng sẽ yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản chỉ định và chiếm đoạt số tiền này. Trước tình huống lừa đảo trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần đề cao cảnh giác. Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tại các khu vực du lịch cần nâng cao tinh thần cảnh giác trước các phương thức, thủ đoạn lừa đảo. Khách sạn uy tín thường không yêu cầu thanh toán toàn bộ hoặc thông tin thẻ tín dụng qua các kênh không chính thức như email hoặc điện thoại mà không có xác minh. Khi nhận được đường dẫn (link) từ người lạ, mọi người cần kiểm tra kỹ đường link và so sánh với trang thông tin chính thức của các khách sạn (website). Để không bị lừa đảo, mọi người chỉ đặt phòng thông qua các kênh uy tín hoặc từ trang website chính thức của khách sạn; thực hiện xác minh thông tin từ các nguồn chính thức, không tin tưởng vào những thông báo hoặc kênh thông tin không rõ ràng; không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng hoặc mật khẩu cho bất kỳ ai. Đồng thời, mọi người nên thiết lập xác thực hai lớp cho các tài khoản trực tuyến và cập nhật mật khẩu thường xuyên. Ngọc Bích (TTXVN)