Nội dung liên quan Pháp, Tin Quốc Tế
Báo điện tử Kinh tế & Đô thị,
Cảnh báo suy thoái kinh tế nghiêm trọng ở châu Âu
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
15:37:14 24/09/2024
theo đường link
https://kinhtedothi.vn/canh-bao-suy-thoai-kinh-te-nghiem-trong-o-chau-au.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Tùng Lâm Chia sẻ Kinhtedothi - Những đầu tàu kinh tế là Đức và Pháp đang đối mặt với các thách thức lớn về chính trị và kinh tế. Châu Âu có khả năng sẽ phải đối diện với một cuộc suy thoái nghiêm trọng khi các nền kinh tế hàng đầu như Đức và Pháp đang gặp khó khăn về chính trị và kinh tế. Dữ liệu công bố hôm thứ Hai cho thấy hoạt động kinh doanh trong ngành sản xuất và dịch vụ ở cả hai quốc gia này giảm mạnh so với dự đoán vào tháng 9. Tại Đức, chỉ số nhà quản lý mua hàng tổng hợp (PMI) của Hamburg Commercial Bank (HCOB), phản ánh hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, đã giảm từ 48,4 vào tháng 8 xuống 47,2 vào tháng 9, mức thấp nhất trong bảy tháng. Trong khi đó, tại Pháp, chỉ số PMI tổng hợp đạt mức 47,4 thấp kỷ lục vào tháng 9, giảm so với mức 53,1 vào tháng 8 và thấp hơn mức kỳ vọng 50,6. Suy thoái kinh tế kéo dài tại Đức trong một năm qua. Ảnh: CNBC Đối với toàn bộ khu vực đồng euro, S&P Global cho biết vào tháng 9, hoạt động kinh doanh tại khu vực này đã giảm xuống còn 48,9, từ mức 51 của tháng trước - lần đầu tiên sau bảy tháng. Dữ liệu PMI mới nhất phản ánh sự suy giảm trong các động lực tăng trưởng chính của châu Âu, khi cả Đức và Pháp đều đang phải đối mặt với những biến động chính trị và bất ổn kinh tế. Hôm thứ Hai (ngày 23/9), Andrew Kenningham, nhà kinh tế trưởng về châu Âu tại Capital Economics, cho biết: “Sự suy giảm trong chỉ số PMI tổng hợp của khu vực đồng euro cho thấy tốc độ tăng tưởng kinh tế đang chậm lại đáng kể. Điều này bắt nguồn từ việc Đức đang suy thoái và nền kinh tế Pháp vẫn chưa ổn định trở lại bất chấp những động lực từ Thế vận hội Olympic”. Chuyên gia lưu ý: “Với việc chính phủ Pháp đang có kế hoạch thắt chặt chính sách tài khóa, triển vọng tăng trưởng ở quốc gia này ngày càng suy giảm. Trong khi đó, các cuộc khảo sát cho thấy Đức đang chìm sâu hơn vào suy thoái”. Nền kinh tế số một châu Âu đã chứng kiến tình trạng suy thoái trong hơn một năm nay. Trước khi dữ liệu PMI mới nhất được công bố, các nhà kinh tế đã kỳ vọng Đức sẽ chỉ tăng trưởng 0,3% vào năm 2024, theo Bundesbank. Trong khi đó, Ủy ban châu Âu dự đoán nước này chỉ tăng trưởng 0,1% trong năm nay. Hôm thứ Hai (ngày 23/9), Cyrus de la Rubia, nhà kinh tế trưởng tại HCOB nhận định dữ liệu PMI mới nhất của quốc gia này cho thấy tình trạng suy thoái đang diễn ra. Ông dự kiến GDP của Đức trong quý hiện tại sẽ giảm 0,2% so với quý trước. Từng là đầu tàu kinh tế của châu Âu, Đức giờ đây lại bị xem là điểm yếu của lục địa già. “Nền kinh tế Đức vẫn đang vật lộn để tìm động lực tăng trưởng. Quốc gia này đang đối diện với vô vàn thách thức như: sự cạnh tranh từ Trung Quốc, giá năng lượng tăng cao, quá trình chuyển đổi xanh, dân số già hóa. Nhiều người lo lắng những thách thức sẽ khó có thể được giải quyết trong thời gian ngắn”- nhà kinh tế học Greg Fuzesi của JP Morgan cho biết vào ngày 20/9. Trong khi đó, Pháp đang phải vật lộn để giải quyết những hậu quả của tình trạng bất ổn chính trị trong thời gian dài. Tân Thủ tướng Michel Barnier bắt buộc phải giải quyết tình trạng thâm hụt tài chính. Ông Barnier đang gấp rút thúc giục việc xây dựng dự thảo ngân sách năm 2025 và trình Quốc hội Pháp bỏ phiếu vào đầu tháng 10. Chính phủ nước này cũng phải gấp rút trình kế hoạch cắt giảm thâm hụt lên Ủy ban châu Âu để tránh việc bị kỷ luật do thâm hụt ngân sách nghiêm trọng. Tuần này, Pháp đã yêu cầu Ủy ban gia hạn thời hạn nộp kế hoạch cắt giảm nợ là ngày 20/9 . Bên cạnh đó, ông Barnier vẫn sẽ gặp những thách thức từ phe đối lập National Rally, do Jordan Bardella và Marine Le Pen lãnh đạo và liên minh New Popular Front. Cả hai phe này đều tỏ ra thất vọng đối với cuộc bầu cử vừa qua và chờ đợi cơ hội sắp tới.