Báo điện tử Pháp luật Việt Nam,

Chậm nói ở trẻ và giải pháp từ cốm Vương Não Khang

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 05:32:58 08/10/2024 theo đường link https://baophapluat.vn/cham-noi-o-tre-va-giai-phap-tu-com-vuong-nao-khang-post527610.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Con chậm nói, thậm chí không nói khiến bạn hoang mang, lo lắng, sợ ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Vương Não Khang đã hỗ trợ rất nhiều trẻ bị chậm nói phát triển ngôn ngữ hiệu quả, an toàn.
Vì sao trẻ bị chậm nói?
Nguyên nhân trẻ chậm nói có thể do những lý do như sau:
- Vấn đề về thần kinh: Một số rối loạn thần kinh có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển ngôn ngữ của trẻ như: Bại não, rối loạn cơ bắp, chấn thương sọ não.
- Vấn đề về miệng và lưỡi: Một số vấn đề như cứng lưỡi, rối loạn cơ vòm miệng,... Điều này ít nhiều gây ảnh hưởng tới quá trình tập nói của trẻ.
- Vấn đề về tâm lý: Chậm nói cũng có thể do trẻ được nuông chiều hoặc bỏ bê quá mức trong thời gian dài gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý.
- Vấn đề về thính giác: Khiếm thính, nhiễm trùng tai mạn tính có thể khiến cho trẻ không nghe rõ. Điều này cũng gây khó khăn trong quá trình hình thành ngôn ngữ ở trẻ.
- Rối loạn phổ tự kỷ: Tình trạng chậm nói cũng là một biểu hiện điển hình của hội chứng rối loạn phổ tự kỷ. Hội chứng rối loạn phổ tự kỷ không những ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ mà còn kìm hãm sự phát triển của trẻ.
Trẻ chậm nói có thể do mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ
Làm thế nào để nhận biết trẻ chậm nói?
Theo các chuyên gia nhận định, trong quá trình phát triển ở trẻ, việc phát triển ngôn ngữ sẽ xảy ra theo các giai đoạn. Nếu con của bạn đang trong một mốc tuổi nhất định mà chưa thấy xuất hiện các dấu hiệu ngôn ngữ cần thiết thì khả năng cao đó là biểu hiện của chậm nói . Cụ thể như sau:
- Giai đoạn 12 - 18 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, trẻ sẽ bắt đầu có những âm thanh đa dạng và nói được một số từ thông dụng như “ba” hoặc “bà”. Tuy nhiên, đối với trẻ chậm nói ở giai đoạn này sẽ có một vài khác biệt như:
● Không cố gắng bắt chước từ ngữ của mọi người xung quanh.
● Tỏ ra chậm chạp với các âm thanh.
● Không bập bẹ các từ đơn giản “ba”, “bà”.
- Giai đoạn 18 - 24 tháng tuổi
Khi trẻ gần 2 tuổi, thông thường, các kỹ năng được bổ sung thêm sẽ thiên về cụm từ cắt ghép. Trẻ bị chậm nói thì hoàn toàn ngược lại:
● Vốn từ vựng của trẻ không phong phú, đa dạng.
● Khả năng sử dụng, cắt ghép cụm từ gần như không có.
● Đáp ứng với giao tiếp vẫn hời hợt, thiếu tập trung.
- Giai đoạn 2 - 3 tuổi
Đây là giai đoạn bùng nổ về phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Số lượng từ vựng tiếp thu được trong thời gian này khoảng 200 từ hoặc hơn. Trẻ cũng có thể lờ mờ hiểu và nhận thức được ý nghĩa trong câu nói của người khác. Nếu thời điểm này không xuất hiện sự bùng nổ chắc chắn là dấu hiệu cảnh báo tình trạng chậm nói ở trẻ, chẳng hạn như:
● Không lựa chọn được nhiều từ vựng mới để áp dụng.
● Khó kết hợp 3 từ trở lên để tạo thành một câu hoàn chỉnh.
● Phản ứng chậm chạp, gần như không hiểu các câu hỏi đóng.
● Không thể hiện nhu cầu của trẻ qua ngôn ngữ cơ thể hay cảm xúc.
Trẻ bị chậm nói khi không kết hợp được 3 từ khi đã 3 tuổi
Trẻ chậm nói phải làm sao?
Trẻ chậm nói khiến cho các bậc phụ huynh đau đầu, lo lắng không biết phải làm sao mới tốt cho con. Ngay khi phát hiện con có những dấu hiệu chậm nói, bố mẹ hãy đưa trẻ đi khám tại chuyên khoa nhi để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Bên cạnh đó, bố mẹ nên thực hiện một số phương pháp dạy trẻ chậm nói để khuyến khích con học nói, cụ thể như sau:
● Trò chuyện nhiều với con: Bố mẹ nên nói chuyện với con mọi lúc mọi nơi, kể cả lúc ăn, tắm, trước khi đi ngủ. Đơn giản là nói chuyện với trẻ cùng cử chỉ và thái độ yêu thương.
Bố mẹ cần nói chuyện với con nhiều hơn để tăng khả năng ngôn ngữ cho trẻ
● Đọc sách cho trẻ nghe: Sử dụng sách nhiều tranh ảnh, ít chữ để dạy con học nói và phát triển ngôn ngữ. Việc đọc sách không chỉ tạo thói quen yêu thích mà còn khiến trẻ học nói nhanh hơn đã được nhiều chuyên gia khuyến khích.
● Tiếp xúc sớm với bạn đồng trang lứa: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc cho trẻ giao tiếp sớm với những bạn đồng trang lứa vừa giúp con tự tin vừa cải thiện tình trạng chậm nói hiệu quả.
● Không gượng ép trẻ nói: Bố mẹ cần tránh các hành động bắt ép trẻ nói vì điều này sẽ khiến con có tâm lý sợ hãi. Thay vào đó, bố mẹ hãy sử dụng lời khuyến khích, động viên bằng cách vỗ tay, ôm trẻ khi con phát âm được từ nào đó.
● Luôn trả lời trẻ: Dù trẻ chưa giao tiếp với bố mẹ bằng lời nói nhưng con vẫn có thể sử dụng ánh mắt, cử chỉ để bạn hiểu mong muốn, nhu cầu của mình. Vì thế, bố mẹ cần tập trung chú ý quan sát, trả lời cho trẻ bất kể lúc nào.
● Không nôn nóng, mất bình tĩnh khi dạy con: Dạy trẻ chậm nói cần sự kiên nhẫn, bình tĩnh từ bố mẹ. Bên cạnh đó, bố mẹ cần kết hợp dạy trẻ với hình ảnh, điệu bộ giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn.
Bố mẹ cần bình tĩnh, kiên nhẫn khi dạy trẻ chậm nói
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói với giải pháp từ Vương Não Khang
Ngoài việc áp dụng các kinh nghiệm dạy con chậm nói như đã kể trên, chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp thêm sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược, qua đó tạo điều kiện phát triển ngôn ngữ của trẻ một cách tốt nhất. Một trong những lựa chọn tiêu biểu trên thị trường hiện nay là cốm thảo dược Vương Não Khang - Dùng cho trẻ cần tăng cường hoạt chất cho não bộ, hỗ trợ giảm tăng động, tự kỷ.
Vương Não Khang là sản phẩm được chiết xuất từ các thảo dược quý như đinh lăng, thăng ma, bạch quả và các vi chất thiết yếu khác, bao gồm taurine, acid folic, natri succinate... đem lại hiệu quả hỗ trợ tăng cường vi chất và năng lượng cho não bộ.
Nhiều cha mẹ dùng Vương Não Khang khi con tăng động dẫn đến rối loạn giấc ngủ
Theo các nghiên cứu khoa học tại Việt Nam và trên thế giới:
● Đinh lăng: Hỗ trợ điều hòa biên độ sóng não, hỗ trợ hoạt hóa vùng chức năng ngôn ngữ của não bộ hỗ trợ tăng cường tính tập trung và cải thiện khả năng ghi nhớ.
● Thăng ma, Ginkgo biloba: Hỗ trợ hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn não bộ, cung cấp đầy đủ oxy và năng lượng cho hoạt động trí não.
● Coenzyme Q10: Tăng tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh và enzyme thiết yếu cho não bộ.
● Acid Folic: Hỗ trợ tăng cường khả năng ngôn ngữ, tăng phản xạ giao tiếp.
● Vitamin B6: Làm tăng khả năng học hỏi, giao tiếp và giảm sự kích động quá mức của hệ thần kinh.
Cách dùng Vương Não Khang Vương Não Khang là sản phẩm dạng cốm có thể hòa tan với nước, mùi thơm socola nhẹ rất dễ dàng cho bé sử dụng. Cha mẹ có thể dùng cho con với liều lượng như sau:
● Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: Ngày uống 2 gói.
● Trẻ từ 3 đến 6 tuổi: Ngày uống 3 gói.
● Trẻ trên 6 tuổi: Ngày uống 4 gói.
● Hòa tan lượng cốm trong gói với nửa ly nước.
● Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ.
● Nên dùng thường xuyên theo mỗi đợt trong 3 tháng để có kết quả tốt nhất.
Một số thông tin khác về sản phẩm ● Sản xuất tại: Nhà máy công nghệ cao IMC - Công ty TNHH Tư vấn Y dược Quốc tế. ĐCSX: Lô A2CN1 Cụm công nghiệp Từ liên, phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
● Tiếp thị và phân phối: Công ty CP Kinh doanh dịch vụ và thương mại Nam Phương. Địa chỉ: Số 173 Chùa Láng, P. Láng Thượng, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội.
● Cách bảo quản: Để nơi khô, thoáng, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh nắng trực tiếp.
● Khối lượng tịnh: 90g (30 gói x 3g/gói)
● Hạn sử dụng: 36 tháng.
Hy vọng qua bài viết trên, các bậc phụ huynh đã tìm hiểu được đầy đủ các thông tin để hỗ trợ cải thiện chậm nói, tăng cường khả năng ngôn ngữ cho trẻ.
(*) Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Xem điểm bán TẠI ĐÂY.
(*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Sao chép thành công